Ngày hai mươi tháng chạp năm Giáp Tý, kỳ nghỉ đại tang Túc Tông chính thức kết thúc. Đại triều hội ở sân Phụng Tiên chính thức mở ra thời kỳ cai trị của Đại Việt tân hoàng Đoan Khánh đế.
Giờ Mão, bách quan lục tục tới sân Phụng Tiên tham gia đại triều hội. Ngày mười và hai mươi hàng tháng Đại Việt hoàng đế thiết đại triều tại sân Phụng Tiên nghe bách quan văn võ trong kinh thành tấu báo công tác. Đầu giờ Thìn ( khoảng hơn 7h sáng ) bệ hạ thiết triều, tổ tông quy củ quy định triều hội luôn bắt đầu vào giờ Thìn một khắc. Sở dĩ như vậy bởi vì trong mười hai con giáp Thìn là rồng vua thì lại là chân long, Giờ rồng chân long xuất.
Đoan Khánh đế Lê Tấn giờ Thìn một khắc ngồi trên đài cao bách quan ở dưới quỳ xuống hành lễ quân thần. Lễ nghi nhanh chóng trải qua, bắt đầu nghị sự.
Dẫn đầu khải tấu là Lại bộ tả thị lang Trịnh Duy Minh bước ra :" bẩm bệ hạ thần xin tấu. "
Lê Tấn lập tức dụ : "chuẩn, Trịnh ái khánh mời niệm."
Trịnh thị lang chắp tay không nhanh không chậm tấu lên : " bẩm bệ hạ, người tuổi trẻ lên ngôi lại chưa trải qua thời gian làm Thái Tử, không được tiên đế tôi luyện trị quốc. Kinh nghiệm xử lý chính sự của người có thể nói là không đủ . Để khắc phục điểm này thần cho rằng bệ hạ nên khôi phục tam công chế . Như vậy bệ hạ sẽ có thêm người san sẻ việc nước."
Triều Lê sơ ban đầu triều đình có thiết lập chức tướng quốc tam công chế. Đây đều là những trọng thần quyền khuynh triều chính như Nguyễn Xí Đinh Liệt, Lê Ngân, Lê Sát. Về sau vua Thánh Tông cho rằng các đại thần này có được quyền lực quá lớn dễ xảy ra lạm quyền nên đã cải tổ triều đình bãi bỏ chức tướng quốc tam công chế gồm Thái Sư, Thái úy Thái Bảo, chức đại hành khiển nhằm tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua. Từ đó đến nay triều đình Đại Việt không còn các chức tước này.
Bách quan trong lòng thầm nghĩ Trịnh thị lang đây là nhân lúc bệ hạ mới lên ngôi tìm cách chia bớt quyền lực của nhà vua . Đây rõ ràng là miệng nói lời hay lòng mang ý xấu .
Lê Tấn nghe qua liền hiểu đây là muốn cho hắn hạ mã uy nhằm giảm bớt quyền lực và hạ thấp uy tín của hắn. Rất nhanh hắn làm ra ứng đối. Hắn hỏi :" Trịnh thị lang trẫm rất tán đồng kiến nghị của khanh. Khanh nói xem trẫm nên chọn ai phong tam công? "
Trịnh Duy Minh ngoài mặt không đổi sắc trong lòng thì thầm cười. Tân đế đúng là không hiểu chính sự nhà vừa tấu lên đã chuẩn lại còn để lão đề cử nhân tuyển ngài không biết rằng vua Thánh Tông năm xưa vì trừ đi nạn quyền thần đã bỏ ra bao nhiêu tâm huyết mới bỏ đi chức tướng quốc tam công chế . Dễ dàng thao túng như vậy đế vương mà còn muốn vượt qua Thánh Tông hoàng đế, đây rõ ràng là người si nói mộng mà.
Lão chắp tay tấu: " bẩm bệ hạ triều ta hiện có Hình bộ thượng thư Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh xuất thân hiển hách cha ông đều là công thần tài học xuất chúng, năng lực làm việc lại giỏi . Bản thân ngài ấy kinh nghiệm quan trường phong phú có thể ủy thác trọng trách. Lữ Côi Vương xuất thân hoàng thất tài đức vẹn toàn, văn võ xuất chúng cũng là người xứng đáng được ủy thác trọng trách. Thần tầm nhìn hạn hẹp chỉ có thể vì bệ hạ tiến cử hai người mong bệ hạ cân nhắc."
Bách quan liền hiểu đây là phe phương nam quý tộc muốn cùng Lữ Côi Vương liên thủ nhằm trỗi dậy . Từ những năm cuối thời Hồng Đức quân vương luôn duy trì áp chế nhất định đối với phương nam quý tộc trọng dụng sĩ phu Bắc Hà chính sách. Đến nay đã gần hai mươi năm nay bọn họ lại muốn lật mình nắm triều đình quyền to. Đã thế lại còn liên kết phiên vương rõ ràng là lòng không có ý tốt.
Lê Tấn lòng hiểu mà vờ như không hiểu khen ngợi : "rất tốt Trịnh thị lang vì nước hiến sách đề cử hai vị năng thần . Quả là có tấm lòng vì nước vì dân đáng khen ngợi . Chúng ái khánh phải cùng Trịnh thị lang học tập nhiều hơn mới có thể nhiều hơn vì trẫm phân ưu."
Trịnh Duy Minh : " thần tạ ơn bệ hạ khen ngợi nguyện vì bệ hạ vì xã tắc không ngừng cố gắng."- Lão đạt được ý nguyện rất nhanh lui vào hàng.
Lê Tấn hiểu rõ Trịnh Duy Minh đại diện quý tộc phương nam lên tiếng . Nhóm con cháu tướng lĩnh khai quốc công thần trên miếu đường trong q·uân đ·ội đều có thế lực không nhỏ. Nay bọn họ nhân thời buổi rối ren mà mưu cầu quyền to hắn mặc dù trong lòng không muốn nhưng nhất định phải cho. Như vậy mới có thể nhanh chóng ổn định triều cục. Hắn cân nhắc một chút quyết định tạm nhường ra tam công chế
Hắn dụ chỉ : "trẫm xét thấy chính vụ nặng nề không thể tự mình gánh vác tất cả nay quyết định khôi phục tam công chế. Phong Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh giữ chức Thái sư kiêm Hình bộ thượng thư, thăng kim tử vinh lộc đại phu khai phủ kim tử vinh lộc đại phu .Phong Lữ Côi Vương Lê Bình giữ chức Thái Bảo thăng kim tử vinh lộc đại phu, khai phủ kim tử vinh lộc đại phu. Phong Tả đô đốc trung quân phủ Lê Quảng Độ giữ chức Thái Uý, thăng phụ quốc thượng tướng quân, khai phủ phụ quốc thượng tướng quân phủ . Hàn Lâm Viện phụ trách soạn chỉ sắc phong."
Lê Quảng Độ, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lê Bình tử tiến lên lĩnh chỉ tạ ân từ nay bọn họ trở thành ba người nắm quyền lớn tam công phẩm chật chánh nhất phẩm. Đại Việt sau hai mươi năm mới lại xuất hiện chánh nhất phẩm quan viên. Hàn lâm viện thừa chỉ tuân mệnh chuẩn bị soạn thánh chỉ sắc phong.
Bách quan nhìn thấy cảnh này chỉ biết ao ước . Trong lòng thầm nhủ bệ hạ hồ đồ tam công chế bảo khôi phục liền khôi phục, Trịnh Duy Minh tiến cử hai người đều nghe theo. Việc phong Lê Quảng Độ giữ chức Thái Uý không gây ra khó hiểu, lão là người tích cực nhất ủng lập bệ hạ khi tiên đế băng hà lại là tả đô đốc trung quân phủ hàm tòng nhất phẩm . Trước đây lão đã thuộc nhóm có phẩm trật cao nhất trong triều nên việc phong quan này không làm địa vị lão thay đổi bao nhiêu. Phe sĩ phu Bắc Hà vốn chiếm ưu thế nắm nhiều chức thượng thư quyền to nay bỗng chốc rớt xuống bị phương nam quý tộc đè lên trong lòng phi thường bất mãn. Phe q·uân đ·ội đám đô đốc vốn hàm tòng nhất phẩm là lớn nhất trong triều nay cũng bị tam công đè lên cũng khó chịu trong lòng, việc Lê Quảng Độ được thăng chức Thái Uý cũng làm họ nguôi ngoai phần nào. Quân đội quyền nói chuyện vẫn là rất lớn trên triều đình .
Lê Tấn thu hết phản ứng bách quan vào trong mắt. Hắn tiếp tục dụ nói : "triều hội tiếp tục chúng ái khánh ai có tấu thì tâu lên."
Lại bộ thượng thư Bùi Minh Viễn bước ra chắp tay tâu : "bẩm bệ hạ thần có chuyện muốn tâu."
Lê Tấn dụ :" Chuẩn. Bùi ái khánh mời đọc ."
Bùi Minh Viễn chắp tay tấu : " bẩm bệ hạ bệ hạ đã khôi phục tam công chế sao không thiết lập lại chức tướng quốc luôn. Bùi đại nhân từ đầu những năm Cảnh Thống đến nay vẫn luôn giữ chức Trưởng Thượng Thư đảm trách công việc như tướng quốc thần cho rằng bệ hạ có thể phong ngài ấy làm tả tướng quốc. Ngoài ra còn có Đàm thượng thư, Ngô Thượng Thư cũng là nguyên lão bốn triều công lao đều đủ cao có thể cân nhắc chức hữu tể tướng."
Bách quan nghe vậy thì giật mình trước giờ trong triều luôn là tam công sẽ đảm nhiệm tướng quốc luôn . Từ thời Lý Trần đến triều Lê ta đều là như vậy. Ấy vậy mà nay Bùi Minh Viễn lại đưa ra đề nghị như vậy thì là đang tách biệt chúng ra. Đây rõ ràng là muốn phân chia chúng ra để giành quyền .
"Đến rồi"trong lòng Lê Tấn thầm than phe quý tộc phương nam nhận được hai vị trí quyền lớn sĩ phu Bắc Hà cũng muốn đòi chia quyền . Tình thế hiện tại hắn cũng chỉ có thể cho dù sao đã buông ra tam công thì thêm hai chức tướng quốc có là gì. Hắn là giận nhiều không sợ ngứa . Vả lại tách tam công và tướng quốc ra có thể giảm bớt quyền hành tập trung vào một người lại gây chia rẽ mạnh hơn giữa hai bên . Hắn có thể ở giữa hai phe chơi bập bênh dùng bên này áp chế bên kia.
Nghĩ vậy hắn liền gật đầu xuống chiếu : " Xét thấy chính sự nặng nề nay trẫm ra chiếu khôi phục chức tướng quốc. Phong Bùi Xương Trạch làm tả tướng quốc Đàm Văn Lễ làm hữu tướng quốc ngoài ra kiêm nhiệm chức thượng thư lệnh. "
Bùi Xương Trạch, Đàm Văn Lễ đứng ra quỳ xuống hô : " thần xin lĩnh chỉ . Tạ ơn bệ hạ. Nguyện vì bệ hạ vì Đại Việt quên mình phục vụ." - Cả hai lão thần này đều mặt không đổi sắc nói ra, trong lòng họ nghĩ gì thì chỉ bản thân họ mới rõ.
Bách quan xem đến đây thì chỉ biết tặc lưỡi . Bệ hạ quả là thiếu chính kiến a, người ta bảo ngài khôi phục tam công chế ngài liền khôi phục, bảo ngài lại thiết chức tướng quốc ngài liền phong. Có chút cân nhắc suy nghĩ lợi hại nào trong lòng ngài không a. Vị đế vương bá khí ăn nói hào hùng mấy hôm trước đi đâu rồi. Mọi người trong lòng lại phải một lần nữa đánh giá lại vị hoàng đế mập mạp có gương mặt tròn tròn mỗi khi cười đều cho người ta cảm giác ngốc nghếch này.
Bùi Minh Viễn thấy vua nghe theo lời mình tấu trong lòng vui mừng . Tuy nhiên lão vẫn chưa lui mà chắp tay tiếp tục tấu : "bẩm bệ hạ trước đây tiên đế còn đương Ngự sử đài quan viên vì can gián mà đồng loạt xin từ chức bỏ làm ở nhà . Vì vậy mà hiện tại Ngự sử đài thiếu gần ba mươi người. Ngoài ra các bộ, các khoa và các đạo địa phương còn có mấy trăm người dâng tấu xin từ quan nhưng chưa được chuẩn. Thần khẩn cầu bệ hạ cho chiêu các vị Ngự sử trở lại làm việc xuống chiếu vỗ về các quan viên khác tiếp tục công tác. Như vậy mới đảm bảo triều đình vận chuyển."
Bách quan đều biết đây là phe Bắc Hà đây là muốn chiếm thượng phong a. Họ phải kéo chuyện Ngự sử đài ra làm khó nhà vua. Đám quan ngự sử vừa cứng vừa thối có thể cho nhà vua thể diện mới lạ. Trước đây bọn bọ từ chức là vì can gián tiên đế không nên lập bệ hạ bây giờ lại cho bệ hạ đi chiêu bọn họ không phải làm khó là gì.
Lê Tấn cũng biết đám ngự sử này rất khó giải quyết, nhưng không thể để đám ngôn quan này bỏ làm hàng loạt a còn mấy trăm quan viên xin từ chức khác nữa . Cứ như vậy hắn danh tiếng sẽ bị bôi xấu, thiên hạ sẽ cho rằng hắn mang thù riêng mà không dùng người hiền. Trong lòng hắn hận đám ngự sử này cực kỳ nhưng bây giờ không có thời cơ cùng lý do thoả đáng a. Làm vua cũng không thể bá đạo không để ý chữ lý a.