Cây cao su có tác dụng vô cùng lớn với cả nền công nghiệp Đại Việt, thế nhưng Lý Anh Tú biết còn lâu Đại Việt mới thu được quả ngọt. Dù gà mờ nhưng Lý Anh Tú biết cao su là cây công nghiệp lâu năm, nếu trồng bình thường thì một cây ít nhất là mười năm mới có thể thu hoạch được, muốn có cao su chất lượng tốt còn phải lâu hơn, huống chi hiện tại Lý Anh Tú mới chỉ có một ít hạt giống, hắn còn cần thời gian để nhân giống cây trồng. Dù cây công nghiệp sẽ được trồng bên trong ruộng tốt đẩy nhanh tốc độ lên đến ba lần thì cũng phải mất ít nhất ba năm để cây cao su có thể đạt đến ngưỡng có thể thu hoạch.
Còn cây thuốc lá, cây thuốc phiện có thể nhanh hơn, nhưng vẫn còn cần thời gian để nghiên cứu sử dụng chúng. Lý Anh Tú cũng không có ý định để dân chúng mình trở thành những con nghiện.
- Bẩm bệ hạ, việc mở rộng nông trường cây công nghiệp cần một lượng lao động cực lớn. Hiện tại Bộ nông nghiệp cũng đang rất vất vã để tìm nguồn lao động. Hi vọng bệ hạ có thể sớm giải quyết vấn đề này.
Mạc Hiển Tích nói. Đại Việt phát triển quá nhanh, lực lượng lao động theo sau không kịp. Tuy Đại Việt dư thừa lương thực nhưng cũng chẳng thể triệu hoán được một lúc nhiều người. Tháng trước Lý Anh Tú vừa mới triệu hoán hai mươi vạn, dự kiến tháng tiếp theo cũng tiếp tục là hai mươi vạn. Mức độ như vậy đủ đề các công trình dân sinh kịp xây dựng. Xứ Nghệ An lúc này biến thành một nơi tập trung dân cư mới bởi chủ yếu các đồn điền cây Công nghiệp đều tập trung tại đây. Dân số nơi này tăng lên nhanh chóng thậm chí đã đột phá đến mười vạn người. May mắn Nguyễn Hiền kỹ năng chính là chuyên trị vấn đề này, dưới sự điều hành của Nguyễn Hiền tuy Xứ Nghệ An nhận áp lực lớn thế nhưng lại không trở thành vấn đề lớn.
- Trẫm rõ ràng, việc này ước chừng trong vòng hai tháng tới sẽ giải quyết, khanh không cần phải lo lắng. Trước mắt lệnh cho Nguyễn Hiền nhanh chóng khai hoang xứ Nghệ An, sớm đưa nông trường cây công nghiệp vào khai thác.
Hai tháng nữa Đại Việt lại có thêm bốn mươi vạn dân, lúc đó dân số lập tức đề thăng đến hơn hai triệu người. Hẳn là sẽ đủ cung cấp cho một nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. May mắn chính là có hệ thống, những mảng rừng bị chặt bỏ không bị bó phí mà đều bị hệ thống chuyển hóa thành đơn vị gỗ sau đó lại quy đổi ra bằng ruộng tốt bù vào nơi đã chặt bỏ.
Mấy ngày sau Lý Anh Tú trực tiếp cùng Ngô Tuấn đi về An Bang. Lê Chân dẫn theo các thợ thuyền đích thân ra đón. Lần này hắn đến là bởi hôm nay chính là buổi chạy thử đầu tiên của chiến hạm mới. Hơn một năm qua các thợ thuyền vừa đóng tàu vừa nghiên cứu xem làm sao để có thể đóng được các tàu mới tựa như Hải Long hạm.
- Bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú ngồi trên Song Vỹ Hồng nói.
- Đừng dài dòng, nhanh nhanh đưa Trẫm đi xem chiến hạm mới.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lê Chân lập tức dẫn đường. Ngô Tuấn cưỡi ngựa đi lên khẽ nháy mắt nói.
- Xong việc ở đây nàng sẽ về Thăng Long chứ?
Lê Chân liếc mắt nhìn hắn nói.
- Về Thăng Long làm gì? Lần này nếu chiến hạm được đưa vào biên chế hạm đội hẳn sẽ được mở rộng. Thiếp cũng sẽ vô cùng bận rộn đây.
Ngô Tuấn buồn rầu nói.
- Không phải chứ, ta còn muốn đưa nàng về Thăng Long đây.
- Sao lại nhất quyết muốn dẫn thiếp về Thăng Long?
Lê Chân kỳ quái hỏi, Ngô Tuấn buồn bực nói.
- Còn sao nữa, đương nhiên là kỷ niệm nửa năm chúng ta quen nhau rồi.
Lê Chân phì cười, nhưng trong lòng cũng ngọt ngào không kém, thoáng chốc vậy mà nàng với hắn đã yêu nhau nửa năm rồi. Nửa năm qua ngoại trừ thời gian trên biển hai người cũng không được gần nhau nhiều lắm, ngoại trừ thời gian Ngô Tuấn được phê chuẩn cho nghỉ. Bất quá được một tuần thì hắn lại chạy về Thăng Long rồi. Lý Anh Tuấn đi sau cười nói.
- Hay là Trẫm điều khanh đến Giác Long luôn cho rồi.
- Bệ hạ anh minh.
Ngô Tuấn hồn nhiên nói, nhưng hắn chợt giật mình, hóa ra nãy giờ bệ hạ đang nghe trộm bọn hắn nói chuyện đây. Lý Anh Tú cười lớn đi lên vỗ vai Ngô Tuấn nói.
- Khi nào Trẫm còn chưa có vợ thì khanh cũng đừng có mong.
Nói rồi liền đi lên phía trước để lại Ngô Tuấn buồn bực. Bệ hạ rõ ràng thiên vị, năm xưa còn thúc ép Phạm Cự Lượng cưới vợ đây, giờ lại không cho hắn cưới vợ.
Lý Anh Tú đi ra thẳng ụ tàu. Trên ụi vẫn còn một chiếc Chu Tước hạm còn đóng dở, một chiếc nữa là chiếc thuyền cấp một của lính đánh thuê bị Đại Việt thu giữ được. Lý Anh Tú quay sang hỏi thợ thuyền.
- Chiến thuyền cấp một các ngươi xem xét thế nào rồi?
Thợ thuyền chính là lão công tượng trước kia đóng Chu Tước hạm nói.
- Bẩm bệ hạ, chiến thuyền này nhìn bề ngoài rất to, nhiều cột buồm, nhiều ô pháo, nhưng nội thất bên trong so với chiến thuyền ta quá kém. Các thợ thuyền phải sửa lại bên trong toàn bộ nên khá mất thời gian. Vẫn còn chưa thử nghiệm xem thế nào.
Lý Anh Tú gật đầu. Chiến thuyền cấp một lớn hơn so với Hải Long hạm một phần ba, đóng một chiến thuyền như vậy chi phí tuy tốn kém hơn đóng chiến liệt hạm nhưng cũng hơn gấp năm lần đóng Chu Tước hạm. Hiện tại đóng một chiếc Chu Tước hạm cũng đã tốn đến ba mươi ngàn quan rồi.
Lý Anh Tú đi ra cầu tàu liền thấy được một chiến hạm mới toanh còn thơm mùi gỗ. Chiến hạm này to hơn Hải Long hạm một chút, có ba cột buồm chính và hai cột buồm phụ. Bên hông có các lỗ châu mai có nắp đóng, mở. Thân thuyền cao đến năm mét, dài hơn ba mươi mét, bằng gần một nửa lớp tàu chiến tuyến. Lý Anh Tú rất hài lòng, so ra kém chiến hạm cấp một một chút nhưng đã vượt được Hải Long hạm.
Lý Anh Tú đi vào bên trong thân tàu. Chiến hạm này được thiết kế mang bốn mươi pháo giống như Hải Long hạm nhưng to hơn nên không gian bên trong cũng rộng rãi hơn. Ngoại trừ một phòng thuyền trường phía đuôi tàu có lấy phần giữa làm các khoan thủy thủ và kho đạn. Hai bên mạn tàu mỗi bên bố trí mười lăm ổ pháo, trên boong mỗi bên bố trí năm ổ pháo, ngoài ra còn có sáu ổ pháo P3 khác trên boong để bắn cận chiến khi cần thiết.
- Tốc độ của chiến hạm như thế nào? Dự trữ hành trình bao lâu?
Lý Anh Tú hỏi. Tốc độ là một vấn đề tiên quyết đối với một chiến hạm, nó đảm bảo được sự cơ động cho tàu. Thợ thuyền nói.
- Bẩm bệ hạ, cùng một cấp gió với Chu Tước hạm thì Chu Tước hạm di chuyển mười lăm hải lý, chiến hạm này tốc độ là mười hai hải lý, hơn Hải Long hạm một hải lý nhờ nhiều hơn hai cột buồm. Dự trữ hành trình có thể đạt đến bốn mươi lăm ngày.
Lý Anh Tú nghe vậy rất hài lòng. Tốc độ chấp nhận được của một thuyền buồm là từ mười hải lý trở lên. Chiến liệt hạm so ra còn kém, tốc độ tối đa cũng chỉ tám đến chín hải lý mà thôi. Dự trữ hành trình lại quyết định khả năng chiến đấu độc lập và đi xa cũng một chiến hạm. Lý Anh Tú đối với chiến hạm mới rất hài lòng.
- Giá đóng một chiến hạm này là bao nhiêu?
- Bẩm bệ hạ, ước chừng hơn bảy mươi ngàn quan một chiếc chiến hạm như thế này.
Nghe thợ thuyền nói Lý Anh Tú gật đầu. Năm xưa hắn mua Hải Long hạm giá lên đến hơn một trăm quan, lúc này hắn mới biết mình bị Bravia hố một trận đây. Đóng thuyền chừng bảy vạn quan, nếu thêm trang bị thêm vào vũ khí nữa thì nhiều lắm cũng chỉ lên đến tám vạn một chiếc mà thôi. Lý Anh Tú quay sang Lê Chân hỏi.
- Ý kiến của khanh về chiến hạm này như thế nào?
Lê Chân tay vuốt lên mạn thuyền nói.
- Bẩm bệ hạ, đây là một chiến hạm tốt, tính năng vượt trội cả Hải Long jWiy6 hạm. Nếu có đủ năm chiếc Bắc Hải hạm đội lực chiến đấu tuyệt đối vượt lên một tầng mới.
Nghĩ hay lắm. Năm chiến chiến hạm là hai trăm pháo, cộng thêm mấy chục chiến hạm lớp Chu Tước nữa thì ai chơi, tuy không đủ để tấn công nhưng phòng ngự lại có thừa. Lý Anh Tú cười nói.
- Năm nay ngân sách dành cho Hải quân ước chừng một triệu hai ngàn quan, khanh tính toán xem sẽ đóng những gì?
Đại Việt kiếm được tiền, lại tự chủ đóng được chiến thuyền, giá cả thấp hơn mua về khá nhiều. Chỉ là giá tiền để bỏ ra nghiên cứu đóng tàu khá lớn mà thôi. Lê Chân nói.
- Nếu được phép thần muốn đóng thêm hai chiếc tàu như thế này, mười chiếc Chu Tước hạm và bốn chiếc tàu lớp Huyền Vũ.
Mười chiếc Chu Tước hạm cũng không phải chỉ để cho Bắc Hải hạm đội mà còn phải chia cho hai Lữ đoàn lính thủy đánh bộ, dù sao bọn hắn cũng thuộc Hải quân đây. Đặc biệt là Lữ Thần Dực mới thành lập, yêu cầu chiến hạm cực lớn. Trong mười chiếc Chu Tước hạm thì bọn hắn phải có năm, bốn chiếc Huyền Vũ thì đều ném cả cho bọn hắn.
- Được rồi, khanh là Tư lệnh Hải quân, khanh nói gì đều đúng. Như vậy đặt tên cho lớp chiến hạm. Gọi nó là lớp tàu khu trục lớp Bạch Hổ đi.