Đông A Tái Khởi

Chương 4: Cuộc chiến của thám mã



Chương 4: Cuộc chiến của thám mã

Bên lũy tre làng cháy xém, những ngôi nhà chỉ còn lại đ·ống đ·ổ n·át, cánh đồng bao la nhưng thay vì là màu xanh xanh vàng vàng của lúa gạo mùa thu hoạch như mọi năm thì toàn bộ đều là cỏ hoang. Cả làng vắng tanh, không còn một bóng người, đến mèo hoang chó dại cũng chả thấy con nào, chỉ rắn rết là nhiều.

Đây chỉ là hình ảnh chung của vô số làng mạc Đại Việt sau khi quân Nguyên kéo tới. Một phần là do quân Nguyên tức tối đ·ốt p·há vì không c·ướp phá được gì. Một phần do người dân tự đốt bỏ, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống. Để chống lại kẻ thù xâm lược, người dân Đại Việt có thể tàn nhẫn tới mức thà tự diệt chính nguồn sống của mình chứ không muốn rơi vào tay quân xâm lược. Cũng chính nhờ tinh thần này mà hàng trăm, hàng ngàn năm qua Đại Việt có thể sống cạnh gã khổng lồ phương bắc với vô số cuộc chiến lớn nhỏ mà vẫn có thể giữ được sự độc lập và văn hóa của mình.

Cạnh một gốc cây đa cháy xém bên chiếc giếng đầu làng, một tiểu binh mặt mũi nhem nhuốc đang ép sát người vào gốc đa gặm lương khô khô khốc ngon lành, mắt láo liêng quan sát xung quanh. Từ trên mái đình bên cạnh một lão binh nhìn không ra tuổi tác nhảy xuống, dúi bình nước cho tiểu binh rồi nói.

- Tiểu Ngưu, uống đi rồi nhanh làm cho xong việc. Chúng ta phải rút thôi.

- Đại thúc, quân Thát Đát tới à? Mấy tên.

Đưa bình nước xong, lão binh Lê Đại giật lấy bánh lương khô đang gặm dở của tiểu binh cho lên miềng cắn cái cốp rồi nhai nhồm nhoằm. Quay lại nhìn xác 5 tên quân Nguyên mới bị họ phục kích nằm vất vưởng trên mặt đất, máu vẫn còn đang chảy lênh láng.

- Không thấy nhưng bọn này nếm quả đắng nhiều, học khôn rồi. Không thấy đám này về kiểu gì chúng cũng phái người đi tìm mấy cái xác kia thôi. Rất nhanh, chúng sẽ tới như ruồi cho xem.

Tiêu Ngưu tu nước ừng ực để nuốt bánh lương khô đang nhai xuống. Vừa chống tay đứng lên chuẩn bị đi dọn dẹp mấy cái xác, vừa quay đầu tán gẫu với Lê Đại.

- Chú Đại, quân Nguyên đang rút chạy tán loạn, có vẻ cuộc chiến này sắp kết thúc rồi. Đánh quân Nguyên xong chú muốn làm gì?



- Còn làm gì nữa, về nhà lo việc đồng áng, trồng rau nuôi gà. Rảnh thì ra đình hóng mát, uống cốc nước chè với hàng xóm, về nhà thì nằm khểnh đợi bà vợ với con gái nấu cơm, buồn chán thì đá đít thằng Tý cũng không tệ. Thằng Tý được ông đồ khen thông minh sáng dạ, hứa lên 8 tuổi sẽ dạy chữ cho nó. haha. Còn ngươi, a Ngưu, ngươi muốn làm gì.

Lê Đại vừa nhâm nhi bánh vừa tán gẫu với a Ngưu đang lúi húi lục xác quân Nguyên. Nhắc đến gia đình bất giác trong lòng Lê Đại rất vui vẻ, ánh mắt như đang nhìn thấy cuộc sống thanh bình với vợ con đầy hạnh phúc. Thấy Lê Đại có vẻ đang rất vui, a Ngưu không cần ngẩng lên vẫn vô tư kể:

- Cháu chỉ còn một mình, bố mẹ bị quân Nguyên g·iết rồi, sau trận này có ít quân công cháu sẽ mua nhà mua ruộng ở gần nhà chú, làng cháu khi quân Nguyên tràn tới không kịp s·ơ t·án, giờ chả còn mấy người nên cháu không muốn về quê nữa về chỉ buồn thêm.

Lê Đại nghi hoặc quay đầu hỏi a Ngưu:

- Sao lại mua gần nhà ta?

a Ngưu ngẩng mặt lộ ra vẻ mặt khổ sở nhăn nhó với Lê Đại nói:

- Chú Đại, câu chuyện của cháu bao nhiêu chuyện buồn như thế, sao chú chỉ chú ý tới chuyện cháu muốn mua nhà mua ruộng gần nhà chú thế?

Lê Đại bực bội, tay vân vê cục đất nói:

- Đừng luyên thuyên nữa? trả lời câu hỏi của ta.



a Ngưu rất nhanh đang từ vẻ mặt bất mãn liền nở nụ cười hèn mọn xoa tay nói:

- Chú Đại, chú xem, cháu dù nhà không giàu lại chỉ có một thân một mình, nhưng cũng được tính là thông minh lanh lợi, lại có tình có nghĩa. Cái này do chính chú từng khen cháu, chú không được chối. Trong người lại có chút quân công, sau c·hiến t·ranh muốn mua chục mẫu đất tốt và căn nhà không thành vấn đề. Con gái thúc….

Chưa kịp nói hết lời, một cục đất bay thẳng tới mặt a Ngưu. Khó khăn lắm a Ngưu mới né được. Lão Đại làm vẻ giận dữ quát:

- Cài thằng chó đẻ này. Con gái ngọc ngà của ta như bông hoa nhài lẽ nào lại để cho thằng như bãi cứt trâu là ngươi chiếm lợi à. Đừng có hòng, lo mà giữ mạng đi đã, mơ mộng ít thôi.

Dù chửi rủa a Ngưu thậm tệ nhưng Lê Đại lại vui vẻ quay mặt đi tiếp tục ăn bánh làm như không thèm để ý lời nói nhảm của a Ngưu, cảnh giác nhìn bốn phía. a Ngưu đến nhà hắn một lần, từ lần thấy con gái hắn là a Ngưu lải nhải chuyện này mãi rồi. dù Lê Đại có chửi rủa, đuổi xéo bao nhiêu cũng không ngăn được tên dai như đỉa này.

a Ngưu thì cười hề hề tiếp tục công việc, mặc kệ tiếng chửi của Lê Đại có thế nào đi nữa cũng không làm hắn tức giận được, hắn quen rồi. Huống hồ lần này phản ứng của Lê Đại lại thuyên giảm so với lần trước, xem ra hắn chỉ cần kiên trì thêm vài lần nữa là thành công thôi. Nghĩ tới đây lòng liền vô cùng vui vẻ, cảm giác 5 cái xác quân Nguyên này chỉ như bao trấu mà thôi.

A Ngưu và Lê Đại là hai thám mã của Đại Việt. Ngoài việc dò xét địa hình, do thám vị trí quân địch thì thám mã còn nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chính là phản thám báo. Nói đơn giản là phục kích, g·iết thám mã của kẻ địch. Chiến trường rộng lớn, thám mã là tai, là mắt của q·uân đ·ội, các tướng quân phải dựa rất nhiều vào tin báo của các thám mã báo lại để đưa ra sách lược chiến đấu. Việc g·iết được thám mã của kẻ địch giống như việc bịt tai, bịt mắt kẻ địch lại mà đánh vậy.

Kỵ binh Mông Cổ vốn nổi tiếng với tài kỵ xạ, nơi khác muốn đạo tạo được kỵ binh biết bắn cung phải mất 3-5 năm, để được gọi là mã cung thủ hợp cách thì chả biết tới khi nào. Còn Mông Cổ thì mã cung thủ nhiều như lông trâu, cưỡi ngựa bắn cung chỉ là trò chơi của bọn trẻ con. Thế nên, thám mã quân Nguyên gần như vô địch trong cả trăm năm đánh khắp đông tây nam bắc.

Vì là nước nhỏ, một nước đi sai lầm có thể là t·hảm h·ọa với đất nước nên tình báo luôn là thứ được Đại Việt coi trọng. Đối phó với đội thám mã đông đảo và có tài kỵ xạ như quân Nguyên, q·uân đ·ội Đại Việt đề ra các quy tắc, luôn yêu cầu các thám mã của mình tuân theo nghiêm ngặt đó là: Không hành động một mình, không đối đầu trực diện chỉ được tìm cơ hội phục kích, chỉ hành động khi chắc chắn, nếu bị thám mã của địch phát hiện thì chỉ được “chạy”.



Tài cưỡi ngựa không bằng, ngựa không chạy nhanh bằng, tại kỵ xạ cũng thua nốt nhưng Đại Việt lại có rất nhiều rừng, nhiều sông suối, đầm lầy nên Thám mã Đại Việt rất trú trọng đào tạo cách ngụy trang, bố trí phục kích để đánh thám mã quân Nguyên. Chiến thuật tỏ ra khá hiệu quả khi giúp Đại Việt tránh sở trường tốc độ và khả năng kỵ xạ điêu luyện của quân Nguyên. Nhờ đó mà một số trận chiến quân ta đánh tới nơi địch mới biết, hoặc địch đuổi tới thì quân ta đã biến mất tăm m·ất t·ích... tất cả đều nhờ công sức của những thám mã như đám a Ngưu, Lê Đại mang lại. Vậy nên, trước khi 2 quân thực sự chạm mặt quyết chiến thì cuộc chiến của các thám mã đã bắt đầu từ trước. Dù diễn ra âm thầm nhưng vô cùng quan trọng và khốc liệt.

Quân Nguyên ăn nhiều quả đắng, nên luôn tìm cách đối phó. Gần đây thám mã quân Nguyên luôn đi theo cặp, mỗi tổ ngũ (5 người) phụ trách riêng một khu vực luôn giữ liên lạc thậm chí luôn hoạt động trong tầm nhìn của nhau. Ngoài ra còn bố trí nhiều tốp thám mã Khác đi gần nhau để kịp thời hỗ trợ hoặc tăng cơ hội mang tin tức tình báo trở về. Nên nhiều khi, từ những chiến thuật á·m s·át mục tiêu đơn lẻ thành những cuộc chiến nhỏ của các tổ 5 người. Tính chất lại càng ác liệt hơn, thời gian xóa dấu vết càng gấp gáp hơn. Nhóm Lê Đại và a Ngưu vừa tiến hành một cuộc chiến nhỏ như thế, thành công g·iết được 5 tên quân Nguyên nhưng cũng mất 1 huynh đệ, 2 huynh đệ khác b·ị t·hương.

- Thu dọn xong chưa.

Lê Đại ăn xong lương khô quay lại sốt ruột hỏi a Ngưu.

- Còn một tên nữa.

Lê Đại quay lại, thấy a Ngưu đang lệch xếch kéo 1 tên quân Thát nặng nề về phía giếng khô. Uống miếng nước cho xuôi, Lê Đại quay lại giúp a Ngưu khiêng cái xác quăng xuống giếng khô.

Thu dọn chiến trường xong, a Ngưu huýt sao, từ bụi tre phía đầu làng, 2 huynh đệ khác eo quấng băng vải còn có chút máu kéo theo ngựa tiến về phía 2 người.

- Đi thôi.



Lê Đại lên ngựa ra lệnh mọi người rút lui.

5 người, 4 ngựa hướng về đại doanh phía bắc nhanh chóng rút lui.