Chỗ ở mới của chúng tôi là một căn hộ không quá rộng gồm hai dãy nhà, mỗi dãy có bốn gian và một phòng khách ở giữa có năm cửa chia về nămhướng. Nếu chỉ hai chúng tôi sống ở đây thì quá ư rộng rãi. Đồ đạc trong nhà đều đã được sắm sửa đầy đủ, cho thấy Đỗ Tấn tận tình nhường nào.Nhờ ông ấy mà chúng tôi có ngay một nơi ở mới, không phải vất vả tìm nhà trọ nữa.
Tôi và Rajiva đã bàn bạc và thống nhất sẽ đón cả gia đình Mộ DungSiêu về đây ở cùng. Hô Diên Bình là người đàn ông chí tình chí nghĩa,cảm kích trước lòng tốt của chúng tôi, anh ta nhận cáng đáng mọi côngviệc vất vả trong nhà. Công Tôn Thị lo việc cơm nước và giặt giũ. Hằngngày, Hô Diên Bình và Đoàn Sính Đình cùng tôi nấu cháo kê và cháo caolương phát cho nạn dân. Buổi tối, lúc rảnh rỗi tôi dạy Mộ Dung Siêu vàHô Diên Tĩnh học bài. Cả nhà họ vẫn giấu giếm thân phận thực sự, nhưng tôi không truy xét.
Còn Rajiva, bây giờ không phải theo hầu Lữ Quang nữa nên hàng ngày,chàng cùng tôi đến điểm tập trung nạn dân, khám bệnh và thuyết giảngkinh Phật cho họ. Con người gặp lúc thiên tai địch hoạ, trải bao cayđắng tủi cực, mang trong lòng nỗi tuyệt vọng với cuộc đời hiện tại, nênhọ rất dễ tiếp nhận Phật giáo, vì họ gửi gắm niềm hi vọng vào kiếp sau.Tín đồ của Rajiva ngày một đông. Và chàng dường như cũng thoải mái vớicuộc sống này hơn, vì từ nay chàng có thể truyền bá đạo Phật cho dânchúng. Ngày nào cũng bận rộn, nhưng gương mặt chàng luôn rạng rỡ, khôngcòn vẻ ủ dột, u tối như thời gian trước nữa.
Hô Diên Bình một mình sống trong nhà kho, anh ta ít nói, chỉ lặng lẽchăm sóc và bảo vệ cả nhà Mộ Dung Siêu. Thi thoảng mới bắt gặp ánh mắtâu yếm của anh ta dành cho Đoàn Sính Đình. Tôi tin rằng Sính Đình cũngcó tình cảm với Hô Diên Bình. Nhưng giữa họ là sự ngăn trở về thân phận, nên đành kìm nén tình cảm. Nhiều lần muốn tác thành cho họ, nhưng tôikhông biết phải mở lời ra sao. Không có tài liệu nào ghi chép về việcĐoàn Thị tái giá. Có lẽ họ sẽ kìm nén tình cảm của mình suốt đời. Tôithầm thanh thở, trong thời loạn lạc này, đảm bảo sự sinh tồn còn quantrọng hơn cả tình yêu.
Giữa tháng mười một, hai mươi tư nhà sư Khâu Từ mặt mũi lem nhem bụicát tìm đến nơi ở của chúng tôi. Họ đã bất chấp hiểm nguy, vượt qua samạc, đi suốt nửa năm trời để đến được đất Guzang này, tìm gặp sư phụKumarajiva của họ. Rajiva gặp lại họ trong nỗi xúc động dâng trào, nướcmắt lưng tròng. Ngay cả tôi, cũng cảm động sâu sắc trước ý chí và quyếttâm của các nhà sư này.
Đệ tữ của Rajiva mang đến rất nhiều vật phẩm khiến chúng tôi ngạc nhiên. Ngoài ngân lượng, quần áo mới, còn có cả đặcsản của Khâu Từ, tất cả đều do Pusyseda chuẩn bị. Thì ra chính Pusysedađã tài trợ toàn bộ kinh phí cho họ. Ngoài tiền bạc, chúng tôicòn nhận được hai bức thư. Một của Pusyseda, cậu ấy báo tin gia đình ởKhâu Từ đều bình an, Cầu Tư, Vĩnh Tư ngoan ngoãn, đáng yêu. Cậu ấy căndặn chúng tôi giữ gìn sức khoẻ, nếu có dịp, hãy về thăm quê hương. Mộtbức thư khác là của người thầy và cũng là người bạn Buddhayassa củaRajiva viết. Thuở thiếu thời, Rajiva từng theo học giáo lý Đại Thừa từngười thầy này ở Salaq. Buddhayasa đã biết chuyện Rajiva phá giới, kếthôn, nên bày tỏ niềm nuối tiếc vô hạn, nhưng không khiển trách chàngnghiêm khắc. Được thầy thấu hiểu, Rajiva vô cùng cảm kích.
Guzang không có chùa chiền đúng nghĩa, thời điểm này chúng tôi cũngkhông dư dả để tìm chỗ ở khác cho họ. Bởi vậy nhà chúng tôi, trong mộtlúc đã có thêm hai mươi tư thành viên mới. Đôi khi, tôi cảm thấy rất kỳlạ về gia đình này. Từ góc độ xuất thân, chúng tôi có nhà sư, vợ nhà sư, còn có cả quốc vương, hoàng hậu và thái hậu tương lai nữa. Tất cả đãhọp lại thành một gia đình kỳ lạ và công việc hàng ngày của đại gia đình đó là đến khu vực tập trung đông dân chạy nạn. Giờ đây, Rajiva đã cóthể giao việc giảng kinh thuyết đạo cho các đệ tử, chàng chịu tráchnhiệm phần việc khác: khám chữa bệnh.
Theo như tài liệu tôi đọc được, thì giá cả lương thực sẽ còn tiếp tục tăng cao. Bởi vậy, tôi đã thuyết phục Lý Cảo, xuất tiền mua lương thựctích trữ. Riêng tôi, đã bỏ ra phần lớn số tiền mà chúng tôi có để muahai trăm đấu cao lương, một trăm đấu gạo kê và năm mươi đấu tiểu mạch,chất đầy gian nhà kho. Tôi cứ nghĩ, với sự trợ giúp của Lý Cảo và sựchuẩn bị của chúng tôi, việc cứu tế sẽ được duy trì trong một thời gian. Nào ngờ, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Cuốitháng mười một, trời bỗng chuyển rét đột ngột, gió lạnh căm căm, tuyếtào ạt đổ xuống như trút. Nạn dân ngày một đông. Vùng Nam Quận, Tây Bìnhvốn không chịu thiên tai nghiêm trọng, nhưng vì Lữ Quang tiến đánh quânphản loạn do hai Thái thú nhà Tiền Tần cầm đầu, nên người dân ở hai vùng này đã ồ ạt chạy đến Guzang lánh nạn. Hàng ngày có khoảng bảy, tám vạncon người nước da vàng vọt đứng xếp hàng trước điểm phát cháo của chúngtôi. Tuyết trắng rơi trên vai, chờ đến lượt mình được phát đồ ăn, thì ai nấy đều đã biến thành người tuyết, những cánh tay phủ đầy vết lở loétdo giá rét gây nên, lẩy bẩy chìa ra. Liên tục có người ngã xuống tronglúc xếp hàng và không bao giờ đứng lên được nữa. Rajiva không muốn mộtnạn dân nào chết đói. Nhưng chỉ e là họ chưa chết đói nhưng đã bị chếtrét rồi.
Tôi đã thuyết phục Lý Cảo quyên tặng một nghìn bộ áo bông, nhưng chỉđủ chia cho những người già cả, bệnh tật. Chúng tôi cũng bỏ tiền ra muathêm vài trăm bộ nữa, song hàng ngày vẫn có những chiếc xe ba gác chởnhững xác người chết cóng ra ngoại thành. Lương thực dự trữ cạn kiệtnhanh chóng. Mỗi ngày, sau khi phát hết cháo, vẫn còn một hàng dài nạndân nhìn chúng tôi trân trối. Nồi cháo cứu đói ngày một loãng, vậy màvẫn không đủ để chia cho mỗi người một bát. Tôi đi mua thêm gạo và phảichịu mức giá cao gấp đôi lúc trước.
Lý Cảo là người bỏ ra khoản tiền quyên góp nhiều nhất. Mặc dù nồicháo của chúng tôi không đủ chia cho tất cả mọi người, nhưng tôi khôngthể yêu cầu anh ta mua thêm gạo. Rajiva yêu cầu tôi bổ sung lương thựccứu trợ bằng chính nguồn lương thực dự trữ dành cho nhà chúng tôi. Bởivậy, gạo trong nhà kho của chúng tôi cũng nhanh chóng vơi dần. Tình cảnh của chúng tôi cũng không lấy gì làm khá hơn. Bởi vì chúng tôi không cóbất cứ nguồn thu nhập nào, trong khi hàng ngày lại phải lo ăn từng bữacho cả một núi người. Khoản tiền Pusyseda gửi cho chúng tôi không thể đủ để duy trì cả một đại gia đình như thế này. Tôi là người quản lý về tài chính, nên nỗi trăn trở mỗi ngày của tôi là đến khi nào thì chúng tôiphải rao bán đồ đạc để mua lương thực?
Rajiva hầu như không có bất cứ ý niệm nào về tiền bạc, vì theo giớiluật, chàng không được mang tiền trong người, bất kể đưa cho chàng baonhiêu, chàng cũng sẽ tiêu hết sạch. Nếu không bố thí cho ăn mày thì sẽdùng để mua sách. Nhiều năm sống cuộc đời thượng lưu đã hình thành nêncăn bệnh quý tộc điển hình ở chàng. Đơn cử như việc ăn uống chẳng hạn,“cơm càng trắng tinh càng thích, thịt thái càng nhỏ càng ngon”[1], chàng thích màu sắc tinh tế. Tuy chàng không nói ra, nhưng tôi biết chàngkhông thích cháo cao lương. Thực ra, có ai thích ăn đâu! Cháo kê còn cóchút hương thơm, cháo cao lương có vị chát và rất khó nuốt.
Tôi là người Giang Nam, từ nhỏ đã quen ăn lúa gạo. Sống ở Khâu Từ lâu ngày cũng làm quen được với bột mì. Đến Guzang, lần đầu tiên nếm thửcao lương, tôi mới biết cao lương khó ăn thế nào. Hơn nữa, ăn bánh caolương hấp đễ khiến bụng phình ra. Nhưng cao lương lại có khả năng chịukhô hạn tốt. Vào đợt hạn hán mùa hè, khi mà lúa mì lúa mạch đều cháykhô, thì chỉ còn cao lương là cho thu hoạch, nên giá cao lương rẻ nhất.Chúng tôi chủ yếu cứu trợ nạn dân bằng cao lương và gạo kê. Còn riêngvới đại gia đình chúng tôi, Công Tôn Thị và Đoàn Sính Đình làm sẵn bánhbột mì rán, bánh bao và bánh nướng, mang tới điểm phát chẩn cho chúngtôi ăn. Tôi không vĩ đại đến mức, nạn dân ăn gì chúng tôi ăn nấy. Điềukiện kinh tế hiện tại của chúng tôi, kể cả chắt bóp tiết kiệm cũng chưađến mức phải như vậy.
Về khoản phục trang thì Rajiva rất thoải mái, bởi vì trang phục củachàng luôn luôn là áo cà sa, nếu có khéo vá vài ba chỗ thì chàng vẫnchịu mặc. Tuy nhiên chàng yêu cầu phải phẳng phiu, gọn ghẽ, căn bệnh ưasạch sẽ của chàng đôi lúc hơi thái quá. Những ngày qua bận rộn giữa đámđông nạn dân, chàng không tỏ ra ngần ngại, nhưng mỗi khi về tới nhà,chàng lập tức trút bỏ y phục, và ngày hôm sau, chàng sẽ mặc một bộ quầnáo sạch sẽ, thơm tho khác.
Nhưng Rajiva có một khoản chi tiêu tốn kém khác: mua sách. Khi tớiđây, chàng chỉ mang theo những cuốn quan trọng trong kho tài liệu thưtịch của chàng ở Khâu Từ, nhưng chỉ thế thôi, số sách ấy cũng đã là hành lý nặng nhất của chúng tôi trên đường đi. Đến Guzang, thư tịch, tàiliệu tiếng Hán bày bán khắp nơi, chàng ra sức tiếp nhận nguồn văn hoáHán dồi dào như thể bọt biển thấm nước. Đọc sách trở thành sở thích lớnnhất của chàng lúc rảnh rỗi. Đọc sách giúp gây dựng nên nền tảng văn hoá và ngôn ngữ Hán cho công việc dịch thuật kinh Phật của chàng ngày sau,bởi vậy lúc đầu tôi không hề có ý định hạn chế chàng mua sách. Nhưngphương pháp in chữ rời bằng hợp kim chưa ra đời, giấy in lại đắt đỏ, nên vào thời đại này, sách vở, thư tịch đắt hơn vật dụng hàng ngày hàng mấy chục lần. Rajiva có thói quen là khi thấy ưng ý cuốn sách nào, chàng sẽ mua ngay mà không quan tâm đến giá cả, tôi luôn là ngườingậm ngùi dốc hầu bao ra thanh toán.
Người đàn ông này chỉ giỏi làm lãnh tụ tinh thần, chàng hoàn toànkhông hiểu những thứ liên quan đến đồng tiền bát gạo. Cũng may, ngay từkhi còn ở Khâu Từ, tôi đã ý thức được rằng cần phải rèn luyện bản thânđể thích nghi với đời sống cổ đại, nên khi lâm vào hoàn cảnh khó khănnhư hiện nay, tôi cũng không đến mức bế tắc.
Bước sang tháng mười hai, số lượng nạn dân đã tăng vọt lên con sốkhổng lồ hơn một trăm nghìn người, đúng bằng dân số thành Guzang. Guzang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiệm trọng, mọi thứ đều trượtgiá, ngoại trừ lương thực. Nhiều người đã phải treo biển rao bán tàisản, nhưng đến cuối ngày vẫn không đủ tiền để đong một đấu gạo.
Cây cối trên ngọn núi bên ngoài thành Guzang, nơi tập trung đông nạndân đều đã bị vặt trụi lá, các loại cỏ dại tuyết phủ trắng xoá đều bịnhổ trụi gốc. Gốc cao lương, gốc rạ, gốc lúa mạch, thậm chí cả chănbông đều trở thành lương thực cứu mạng. Nạn dân giã nhỏ những thứ đó, đổ nước vào ninh cả ngày trời, cốt để lắng chút tinh bột. Ngày nào cũng có người trúng độc vì ăn phải cây cỏ có độc. Và thường là đa số khi biếttin, Rajiva lập tức đến cứu chữa, nhưng đa số người bệnh đã sùi bọt mép, mặt mày tái dại, biến dạng và tử vong. Trong số họ có người bắt đầu bịbệnh phù thũng, chỉ ấn nhẹ là chất dịch màu vàng chảy ra, đi lại lắc lưkhó khăn. Có người đói quá, ăn cám, ăn đất sét trắng bị táo bón, ngườigầy da bọc xương, nhưng vác một cái bụng ỏng to tướng. Tôi tận mắt chứng kiến cảnh họ lột bỏ quần áo, chổng mông lên giời, giúp nhau đào phânbằng cành cây, máu chảy ròng ròng. Người bị đào kêu la, rên rỉ, dù tôicó chạy bao xa, những tiếng kêu thảm thiết ấy vẫn văng vẳng bên tai, ámảnh tôi.
Cuộc chiến chống quân phản loạn của Lữ Quang không thuận lợi, trênphố xuất hiện những cáo thị kêu gọi tòng quân, độ tuổi từ mười lăm đếnnăm mươi. Cáo thị nêu rõ, gia nhập quân đội sẽ được ăn no mặc ấm. Chỉmấy chữ ấy thôi, đã khiến hầu hết nam giới trong đám đông nạn dân, dùchỉ còn chút sức mỏng cũng đăng ký xung quân. Họ xếp thành hàng dàitrước lầu trống.
Tôi, Rajiva, Hô Diên Bình, Đoàn Sính Đình cùng hơn hai mươi đệ tử của Rajiva ngang qua lầu trống. Con trai thứ của Lữ Quang là Lữ Hoằng phụtrách thu dụng binh sĩ, nhìn thấy chúng tôi, hắn ta ngoảnh mặt làm ngơ.Tôi lấy làm bực mình, để xem ngươi đắc ý được bao lâu! Sau khi Lữ Soạnhại chết Lữ Thiệu, hắn cũng muốn xưng vương xưng bá, nhưng bịLữ Soạn đánh bại và giết chết. Con cháu của Lữ Quang, ngoài việc tàn sát lẫn nhau thì chẳng kẻ nào có tài cán gì!
- Thưa quan, xin hãy cho con bánh bao, con xung quân cũng chỉ vì muốn đổi bánh bao cho mẹ con thôi. Giọng khàn khàn vỡ tiếng thu hút sự chú ý của chúng tôi. Mặt búng ra hơi sữa, chú bé này nhiều nhất cũng chỉ mười ba tuổi, vẫn còn chảy nước mũi, hai má tím tái vì cóng, chân chú xỏ một đôi giày rách bươm, ngón chân thò cả ra ngoài, két bẩn đen sì, khôngnhìn rõ đầu ngón chân đâu nữa.
- Khi nào vào doanh trại mới phát bánh bao, bây giờ chưa có.
Viên quan nọ đang mải ghi chép danh sách, gắt lên.
- Vậy phải đợi đến khi nào?
- Nhiều chuyện, có đăng ký không thì bảo? Người tiếp theo!
- Con có, con có ạ.
Chú bé ấn ngón tay cái đã chấm mực lên tờ giấy. Một mạng người đã được bán rẻ như vậy đó! Chú bé vẫn còn là trẻ con kia mà!
- Thuận ơi, đừng xung quân con ơi, con mới mười ba tuổi thôi mà.
Một người phụ nữ lảo đảo chạy đến, vừa kéo tay chú bé vừa gào khóc.
- Thưa quan, con đã mười lăm tuổi rồi, mẹ con không muốn con đi nên mới nói vậy.
Chú bé vội vàng giải thích khi thấy viên quan chau mày lại. Mấy tênlính xô lại, kéo tay người mẹ ra và dẫn chú bé đi về hướng doanh trại.Chú bé quay đầu, gào lên gọi mẹ:
- Mẹ ơi, lát nữa được phát bánh bao, con sẽ mang về cho mẹ.
Chứng kiến cảnh tượng đáng thương ấy, không ai không mủi lòng. Chú bé ngây thơ quá, đã vào doanh trại quân đội, em làm sao có thể ra ngoàiđược nữa. Tôi quay sang Rajiva, thấy chàng đưa tay vào trong ngực áo lần tìm, nhưng không còn gì cả, chàng ghé vào tai tôi:
- Nàng còn tiền không?
Tôi gật đầu, rút ra vài đồng, bước đến bên người mẹ vẫnkhông thôi than khóc, đưa tiền cho chị. Chị ta ngẩng đầu, khuôn mặt lấmlem không nhìn rõ màu da nữa. Chị không nhận tiền mà quỳ sụp xuống trước mặt Rajiva:
- Tôi không cần tiền! Pháp sư, làm ơn tụng kinh cầu cho con trai tôi được bình an trở về.
Rajiva cảm động, muốn đỡ người phụ nữ lên, tôi vội kéo chị ta dậy.
- Pháp sư, xin hãy tụng kinh cầu cho con trai tôi nữa.
- Pháp sư, cả cháu nữa, cháu là trẻ mồ côi, xin hãy tụng kinh cho cháu.
- Pháp sư...
Những tiếng nghẹn ngào thống thiết lan khắp hàng ngũ, Rajiva đưa mắtnhìn khắp một lượt, hàng nghìn con người áo quần rách nát, chỉ vì mộtbữa ăn no, họ sẵn sàng rời bỏ người thân, lao mình ra nơi chiến trường sống chết khôn lường. Khoé môi Rajiva run run, ánh mắt chàngngập nỗi bi thương vô hạn. Chàng quay đầu căn dặn đệ tử vài câu, các đệtử của ngài liền đến bên những người dân gặp nạn, tụng kinhcầu an cho họ. Hầu hết mọi người trong hàng ngũ đều chắp tay, nhắm mắt,cung kính đón nhận lời ban phúc của Phật tổ.
Những bông tuyết lớn bắt đầu đổ xuống ào ạt xen lẫn giữa tiếng tụngniệm rì rầm, tiếng nức nở than khóc, những trang giấy tiếp tục được đóng dấu đỏ và chồng lên chất ngất trên bàn đăng ký.
Đêm đó, Rajiva trằn trọc mãi không ngủ được, sắc trắng thê lương củatuyết lạnh ngoài trời đông hắt qua cửa sổ, dội lên thần sắc u buồn thămthẳm của chàng.
- Ngải Tình, chúng sinh sống trong cuộc đời này phải chịu bao khổnạn, mà ta bất tài vô dụng, không ngăn được thiên tai, càng không chặnnổi địch hoạ. Vậy ta có thể làm gì để giúp họ?
Tâm trạng của tôi lúc này cũng nặng nề không kém chàng. Tôi lặng lẽkhoác áo bông cho chàng, nắm lấy tay chàng và dựa vào vai chàng
- Chàng có thể làm được rất nhiều việc. Phật giáo vốn được sinh ratrong khổ nạn. Đức Phật thấu tỏ cuộc đời này chỉ toàn khổ đau, nên đãkhai sáng ra Phật giáo. Đó là niềm an ủi của chúng sinh trong khổ nạn và là ước vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Một nhà triết học phương Tây từng nói rằng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức làtrái tim của thế giới không có trái tim”.[2]
[2] Câu nói của Kart Marx.
Xoay người lại, đối diện với chàng, tôi nắm chặt bàn tay chàng:
- Rajiva, hãy làm những gì chàng có thể làm để an ủi tâm linh nhữngcon người khốn khổ ấy. Có thể họ không sao thoát khỏi số mệnh phải chếtđói chết cóng, nhưng chí ít, hãy giúp họ nuôi dưỡng niềm tin vào kiếpsau, để họ được yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay.
Chàng quay đầu nhìn tôi. Chúng tôi không đốt tiền để tiết kiệm tiền,màu trắng của tuyết phản chiếu vẻ bi ai trầm lặng trong vòm mắt sâu hunhút của chàng. Kéo tôi vào lòng, chàng khe khẽ gọi tên tôi. Tôi để mặcnước mắt mình thấm đẫm ngực áo chàng. Những cảnh tượng mà tôi phải chứng kiến nhiều ngày qua, đối với tôi, đã, đang và sẽ mãi là những vếtthương trong tâm hồn.
Kế hoạch chiêu dụng binh sĩ của Lữ Hoằng đã kết thúc sau năm ngày,tổng số binh sĩ xung quân khoảng hơn ba mươi nghìn người. Ngoài ngườigià, người bệnh, tôi không còn thấy bóng dáng của thanh niên trong đámđông dân chúng bị thiên tai nữa. Ba ngày sau, Lữ Hoằng dẫntheo đoàn quân mới, cùng rất nhiều lương thực, lên đường viện trợ cho Lữ Quang. Trước giờ hành quân, Rajiva cùng các đệ tử đã đến tiễn biệt vàcầu phúc cho họ. Dù sao thì các nạn dân xung quân đã được mặc áo bông,họ thắt một sợi dây ngang eo, lưng áo in đậm chữ “lính”. Những đôi taymưng mủ nắm chặt cung, khiên, ánh mắt thẫn thờ. Họ sẽ phải lấy mạngnhững người xa lạ chỉ vì một cái bánh bao. Thậm chí, trong sự hỗn loạncủa chiến tranh, kẻ địch mà họ phải đối đầu rất có thể là người thân của họ.
Ngày hôm đó, khắp thành Guzang đều vang lên tiếng khóc thương ai oán, người ta ngửa mặt lên trời kêu than, mặc cho gió tuyết lộng hành. Tôichợt nhớ bài dân ca “Hẻm núi chia cắt” thời Bắc triều, miêu tả thảm cảnh anh em một nhà chém giết lẫn nhau:
“Anh ở trong thành, em ở ngoài thành Cung không dây, tên không móc, giặc đói hoành hành, làm sao sống?
Đến cứu anh, đến cứu em!”
Nếu không có cuộc thí nghiệm vượt thời gian này, tôi sẽ mãi mãi không thể thấu hiểu thế nào là sự mong manh của mạng sống con người.
Những ngày tháng bận rộn cứ thế trôi qua, và lần đầu tiên trong đời,chân tay tôi xuất hiện vết lở loét do giá lạnh, vừa buốt vừa ngứa, bôibao nhiêu gừng cũng không ăn thua. Nhưng điều này cũng không thấm thápvào đâu so với tin dữ chúng tôi nhận được.
Theo tài liệu tôi đọc được, giữa tháng mười hai âm lịch, giá lươngthực sẽ lên đến đỉnh điểm năm trăm quan tiền một đấu gạo, đó là mức giálương thực cao nhất trong giai đoạn lịch sử này. Lý Cảo mặt ủ mày chauthông báo với chúng tôi rằng anh ta không thể chống chịu thêm đượcnữa.Toàn bộ sản nghiệp của anh ta, từ nhà trọ, quán ăn, tiệm thuốc đềubị đình trệ. Nông dân bỏ ruộng vười đi tha hương cầu thực, nên anh tacũng không thu được điền tô. Đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất của anh ta từ xưa đến nay. Phần lương thực còn lại trong kho, anh ta phải dànhđể nuôi sống đại gia đình họ Lý qua mùa đông giá lạnh này.
Thông tin này tựa như tiếng sấm bên tai. Mất đi sự ủng hộ của Lý Cảo, chúng tôi còn có thể duy trì đến khi nào? Tôi và Rajiva hết lời cầucạnh, nhưng không ăn thua. Anh ta áy náy trả lời rằng: chỉ vì bất đắc dĩ mới phải làm vậy, và rằng ngoài việc cứu đói, anh ta sẵn sàng giúp đỡ.
Tối hôm đó, Rajiva lặng lẽ thu dọn đồ đạc, chàng lọc ra một số thưtịch, trang phục không dùng đến và tất cả những gì có thể bán được, giao cho tôi. Chàng nhìn tôi mỉm cười, giọng nói chắc nịch:
- Ngải Tình, ta sẽ không mua sách nữa, cũng không cần mỗi ngày thaymột bộ y phục, càng không cần cứ cách hơn mười ngày phải có một bữa mặnnữa. Người dân vùng thiên tai ăn gì ta sẽ ăn nấy. Thứ gì có thể tiếtkiệm, ta sẽ ra sức tiết kiệm, dù phải khuynh gia bại sản, ta cũng sẽ cứu trợ nạn dân.
Tôi thất kinh, số sách trên tay rơi xuống đất.
- Rajiva, trừ những người xung quân, những nạn dân còn lại cũng phải bảy mươi, tám mươi nghìn người. Chỉ dựa vào số lương thực dự trữ củachúng ta, nhiều nhất cũng chỉ có thể duy trì hai đến ba ngày, sau đó,chúng ta phải làm sao? Chàng lẳng lặng nhặt mấy cuốn sách đặt lên bàn,hướng ánh mắt đăm chiêu vào ngọn đèn dầu bập bùng, ánh sáng hiu hắt rọi trên gương mặt buồn thảm, bất lực của chàng. Tôi biết chàng không đànhlòng, nhưng tôi buộc phải nói.
- Rajiva, từ bỏ đi, chúng ta đã cố hết sức rồi. Chúng ta phải dựa vào số lương thực này để sống qua mùa đông...
- Không được!
Chàng ngắt lời tôi, từ ánh mắt trong veo ấy hắt ra thứ ánh sáng lạ thường của quyết tâm cố gắng đến cùng:
- Chúng ta hãy rao bán đồ đạc. Ta sẽ đến nhà từng vị quan để kêu gọi quyên góp. Chưa đến bước đường cùng, ta quyết không từ bỏ.
Chợt nhớ đến mấy câu mô tả ngắn ngủi trong sách “Tấn thư”, tôi thấy lòng buồn vô hạn:
- Nhưng, trận đói này, vốn dĩ...
- Ngày mai, ta sẽ đi gặp Lữ Thiệu.
Chàng không để tâm những lời tôi nói, mắt chàng rực lửa, dưới ngọnđèn dầu vàng vọt, cả con người ấy toát lên một thần thái kỳ lạ. Trongkhoảnh khắc này, chàng giống hệt pho tượng Phật tổ từ bi, thánh thiện,là nguồn sáng duy nhất giữa màn đêm tăm tối.
Tôi đặt tay chàng lên ngực mình, nhìn sâu vào đôi mắt trong suốt như dòng suối ấy, hít một hơi thật sâu:
- Vâng, đó là lựa chọn của chàng. Em là vợ chàng, em nguyện cùng chàng đồng cam cộng khổ.
Chàng vuốt ve gương mặt tôi, đặt nụ hôn nồng ấm lên má tôi:
- Ngải Tình, nàng gầy đi nhiều...
Chàng vén tóc tôi sang một bên, đáy mắt long lanh. Giọng chàng nghẹn ngào:
- Thời đại của nàng mới tốt đẹp làm sao, không có thiên tai, không có những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhưng nàng đã chọn đến bên ta, cùngta chịu khổ...
Tôi ra lắc đầu, nỗi xúc động trào dâng, tôi ngả vào ngực chàng, bậtkhóc. Đúng là tôi chưa bao giờ phải chịu kham khổ như thế này, tôi đếntừ thế kỷ XXI và đã quen với cuộc sống hoà bình, ổn định, vật chất dồidào. Nhưng, thời đại của tôi không phải không có những khổ nạn này. Nạnđói ở châu Phi, chiến sự ở Trung Đông, những cuộc chiến sắc tộc đẫm máu. Chỉ có điều, chúng ở cách tôi rất xa, và nhiều nhất tôi cũng chỉ có thể phát biểu đôi ba câu bình luận xuýt xoa mà thôi. Không trở về thời kỳThập lục quốc của hơn một nghìn năm trước, làm sao tôi tưởng tượng được, sau ba ngày nữa, tôi cũng sẽ bắt đầu phải chịu cảnh đói khổ.
Nhưng tôi không khóc vì sợ hãi những ngày thiếu đói sắp tới, cũngkhông khóc vì ngày ngày phải chứng kiến cảnh tượng chết chóc la liệt, mà bởi vì tôi biết kết cục của trận đói này. Nhiều lần tôi muốn nói vớichàng, nhưng không sao mở lời được. Những ghi chép thê thảm ấy, khôngnên để chàng biết sớm. Tôi sẽ chịu đựng nó một mình, sẽ làm theo tâmnguyện của chàng, sẽ dốc sức ủng hộ chàng.