" Phạm Hiền Đệ! Đệ nói có thật không ?" Kim Thiếc tỏ ra mừng rỡ khôn cùng.
" Nhưng đệ phải cần sự giúp đỡ của Kim huynh đây!" Phạm Long không chút ái ngại nói.
" Tốt! chỉ cần để mở miệng! huynh nhất định sẽ giúp!" Kim Thiếc tỏ ra cực kỳ hảo sản.
" Đệ cần đồng, cùng lương thực! đồng dùng để làm mũi tên, còn lương thực huynh cũng biết! đệ phải mất ba ngày mới làm ra được cây cung này, nếu như đệ cho toàn bộ thôn làng tập trung làm cung tên, như thế sẽ không có người làm ruộng tìm thức ăn cả!" Phạm Long ánh mắt vắng vẻ cầu mong.
" ah! Là chuyện này à!" Kim Thiếc tỏ ra chút suy tư. Nhưng rất nhanh sau đó hắn đã ngay lập tức gật đầu đồng ý.
" Phạm hiền đệ đã có lòng như thế! Huynh đây đương nhiên phải giúp đệ! Đệ yên tâm, huynh sẽ cho người mang đồng cùng lương thực qua cho đệ! Nhưng đệ phải chắc chắn ha tháng tới đệ phải đào tạo ra 200 cung tiễn thủ, nêu không! Chuyện đại sự của chúng ta sẽ không thành!" Kim Thiếc giọng trịnh trọng.
" tốt! ha ha ha!" cả hai cùng nhau cười ha hả, nhưng tận sâu trong đáy mắt đều có mưu mô của riêng mình.
Chỉ trong ngày hôm đó Kim Thiếc đã cho người mang đến hơn 100 cân quặng đồng cùng rất nhiều phế liệu bằng đồng, như nồi đồng, thau đồng, cuốc, cày, đao nát. . . .
Nhìn cái đống hỗn tạp kia, Phạm Long cũng không biết phải nói như thế nào, dù sao đi chăng nữa số đồng kia phải nung rồi mới tạo hình thành mũi tên được.
Ngay sau đó Phạm Long lại gấp rút triệu tập đa phần là thanh niên tráng đinh có sức khỏe tốt trong nhóm xây nhà. Đồng thời trong số này còn có 3 người đàn ông trung niên người làng Tây Khê do Vương Nhu giới thiệu từng là thợ rèn.
Ù Cau tuổi trạc tứ tuần nhưng ông lại có vóc người mạnh khỏe, râu tóc loe ngoe, giống như là bị cháy xém. Ông chính là một trong ba thợ rèn dày dặn kinh nghiệm nhất làng Tây Khê.
Ù Cau cùng Phạm Long bắt đầu chọn nơi để xây lò rèn, vì tình thế trước mắt, lò rèn cũng không yêu cầu gì có cao. Thế nhưng phải đáp ứng được hai điều kiện là thông thoáng, thứ hai là cách xa khu dân cư.
Sau khi tuyển chọn tốt nơi dựng lò rèn, việc đầu tiên chình là xây lò.
Vào thời đại này việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các kỹ thuật xây dựng, rèn đúc vẫn chưa được áp dụng tốt. thậm chí là không được chú trọng. vì thế chỉ cần một thợ rèn nào đó tìm ra cách thức rèn luyện được trang bị tốt, sẽ xưng người đó là đại sự, làm thánh nhân là ông tổ của một nghề.
Hiện tại Ù Cau vẫn áp dụng xây dựng lò rèn thông thường từ các đời cha ông truyền lại. là xây dùng đất đắp lên một cái lò cao chừng nửa mét. Bên dưới lò là dùng để đốt lửa, còn bên trên thì cho đồng vào nung, đợi cho đến khi đồng bị nung đỏ rồi sẽ đem ra tạo hình thành những thứ như kéo đao, lưỡi cày, lưỡi cuốc,. . . .
Nhưng đối với Phạm Long, thân là một người có tri thức thời đại, hắn sẽ không làm như thế, tuy không am hiểu tường tận về nguyên lý cơ bản cũng như quy tắc làm sao để tối ưu hóa nhiệt độ trong lò. Nhưng về mặt tổng quan thì hắn có thể làm tốt hơn rất nhiều.
Lò được đắp theo kiểu lò cao, và có hệ thống thổi khí liên tục vào trong lò, giúp cho trong lò luôn có không khí lưu thông cung cấp oxy cần thiết trong quá trình đốt than sinh ra nhiệt lượng.
Đồng thời lò cao giúp nhiệt độ trong lò luôn được tích xúc ở nhiệt độ cao, có thể lên đến 1200 độ khi được nung bằng than củi. và có thể lên đến 2300 độ khi được nung bằng than đá.
Ù Cao đương nhiên là không hiểu được vấn đề này rồi, đối mặt với việc thay đổi phương thức xây dựng lò rèn U Cau rất là bức xúc, không ngừng phản đối Phạm Long.
Nhưng dù sao Phạm Long chính là Lý trưởng của cái làng này, Ù Cau có nói thế nào cũng không được đành phải làm theo.
Chừng hai ngày lò nung cũng đẵ hoàn thành, tiếp theo đó là xây dựng thêm các công sự phục vụ trong quá trình rèn đúc, như bể chứa nước, lò than, nơi chứa than, tiêu bản, cùng các vật dụng khác như, búa, kìm, gắp,. . . những thứ này đều được vận chuyển từ bên kia.
Tất cả các công đoạn chuẩn bị cũng hết một tuần, lúc này lò rèn mới chính thức đi vào hoạt động.
Lò rèn được cải tiếng, nhiệt độ trong lòng lên rất cao, thông thường Ù Cau phải nung trong nửa giờ đồng mới mềm ra, sau đó mới có thể đen đi rèn.
Nhưng với cái lò này, trong vòng nửa giờ đồng cũng đã bị nung thành chất lỏng. điều này từ trước tới giờ Ù Cao chưa từng nhìn thấy. nên lúc này lão vô cùng thần tượng Phạm Long, còn xưng cho Phạm Long là thần linh chuyển thế.
Việc chế tạo đầu mũi tên được đẩy nhanh đến cực hạn, hầu như trong một ngày Ù Cau cùng đồng bọn có thể làm ra hơn trăm đầu mũi tên.
Mà lúc này thời gian xây dựng nhà ở cũng đã xong, có tất cả 159 căn nhà được xây lên, bao phủ hầu hết một quả đồi nhỏ, ngoài ra trong lúc đốn cây xây dựng nhà, thì cũng đã đốn ra được một vùng khá rộng lớn, ước tính chừng hai mẫu đất. khoảnh đất trống này được Phạm Long khuyến khích trồng cây lương thực mà điển hình chính là cây khoai mỳ.
Khoai mì hay được gọi bằng cái tên khác như cây sắn, cây bột đao, là loại thực vật trồng từ lâu đời tại vùng đất Giao Chỉ này, nhưng người dân không chú trọng loại cây này, chủ yếu là ăn không tốt bằng gạo, nên trồng rất ít.
Tại sao Phạm Long lúc này không triển khai trồng lúa mà lại trồng khoai mì. tất cả đều có nguyên do của nó. Thứ nhất thời gian sinh trưởng của cây lúa khá lâu, hơn nữa phải phù hợp vào mùa vụ, nếu như xuống giống bây giờ, lúc sẽ chậm phát triển năng suất thấp, và cũng như sẽ không kịp cho mùa vụ màu xuân năm sau.
Nguyên nhân thứ hai chính là lúa thì phải có nước, mà bên này hắn chưa có chuẩn bị hệ thống dẫn nước lên đồi cũng như làm ruộng bậc thang, như thế lúa không có nước lúa khó phát triển. từ những yếu tố trên hắn quyết định trồng cây khoai mì.
Sáng ngày hôm sau Phạm Long đã cho triệu tập tất cả mọi người tập trung trước khu bãi đất trống.
" Các vị hương thân phụ lão! Mấy ngày hôm nay mọi người sống như thế nào!" Phạm Long mở lời chào hỏi.
" cũng rất tốt! nhà cũng có để ở, thịt cá cũng có chút ít không đến nổi bị đói bụng. nhưng tối ngủ không có chăn, không có quần áo, thật là khó sống!" một người trung niên lớn tiếng nói.
" hey! !" Phạm Long thở dài não nề.
" ta biết! giặc cướp đến, đã lấy đi hết những gì của chúng ta! Gia đình, nhà cửa ruộng vườn!"
" nhưng các người có biết! tại sao lại có sơn tặc không ?" Phạm Long chợt hỏi lại.
Mọi người phía dưới đều ta nhìn ngươi, ngươi nhìn ta không biết trả lời như thế nào cả.
" bọn sơn tặc kia, bọn họ cũng là những người như chúng ta, bọn họ cũng từ bị cướp sạch, đốt sạch nhà cửa ruộng vườn. bọn họ bị đẩy lên tới bước đường cùng phải đi làm giặc cướp, làm sơn tặc, làm thổ phỉ!"
" mà các ngươi có biết bọn họ bị ai cướp không ?" Phạm Long lại tiếp tục hỏi.
" là sơn tặc!" một đứa nhỏ khác lớn tiếng.
" Ừ! Sơn tặc! cũng có một phần, những kẻ cướp lớn nhất của chúng ta không phải là Sơn Tặc!" Phạm Long rống lên, nét mặt bi thương nhưng vô cùng thống hận.
" Kẻ cướp thực sự chính là bọn quân Hán, là bọn tay sai cho nhà Hán! Chúng mới là kẻ cướp thật sự."
" một năm làm lụng vất vả thu được hai lần lúa, nhưng chúng ta giữ lại được bao nhiêu cho mình, có đủ ăn không, con chúng ta lớn lên có được đi học hay không, chúng có quần áo tốt để mặc hay không."
" hay là chúng phải cam chịu cảnh đói, ngu học, lớn lên phải chịu cảnh khinh miệt coi rẽ của đám người Hán. Chúng đô hộ chúng ta, chúng coi chúng ta không bằng sâu bọ. là mọi Giao Chỉ. Bọn chúng chính là những kẻ cướp thật sự.
" chúng cướp đi, đất nước, cướp đi châu báu, cướp đi nhân tài, cướp đi những thứ mà ông bà tổ tiên chúng ta để lại!" Phạm Long bi thống nói.
Lời lẽ của hắn đanh thép tràn đầy cảm xúc, nhất thời thiêu đốt dòng máu anh hùng trong mỗi con người nơi đây.
" Chúng ta làm sao có thể sống một kiếp nô lệ! sao có thể để cho con cháu chúng ta có một tương lai ô nhục! chúng ta phải đánh! Chúng ta phải đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước Nam!"
" Chúng ta phải đánh! ĐÁNH CHO ĐỂ DÀI TÓC, ĐÁNH CHO ĐỂ ĐEN RĂNG, ĐÁNH CHO CHÚNG BIẾT NƯỚC NAM MÌNH CÓ CHỦ "
Phạm Long gầm lớn, tiếng hắn vang to như sấm đanh vang vọng cả núi đồi.
" ầm ầm ầm ầm! khoảnh khắc này dường như thiên địa có linh, giữa trời quang lại có tiếng sấm hường ứng hò vang.
Nhất thời bên người mọi người cùng nhau hô vang lên câu khẩu hiệu.
ĐÁNH CHO ĐỂ DÀI TÓC, ĐÁNH CHO ĐỂ ĐEN RĂNG, ĐÁNH CHO CHÚNG BIẾT NƯỚC NAM MÌNH CÓ CHỦ.
ĐÁNH CHO ĐỂ DÀI TÓC, ĐÁNH CHO ĐỂ ĐEN RĂNG, ĐÁNH CHO CHÚNG BIẾT NƯỚC NAM MÌNH CÓ CHỦ.
Tiếng hô như dậy sóng, làm sóng nhiệt huyết dâng trào lan san bờ bên kia sông Như Nguyệt. nhất thời kích thích tinh thần chiến đấu, tinh thần dân tộc trong mỗi con người nghĩa quân mà từ lâu đã bị lưu mờ sau như ngày tháng thất bại chốn chui chốn nhũi trong rừng sâu nước thẳm.