Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 69: Trận chiến Ải Chi Lăng (phần 1)



Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Trong thung lũng còn nổi lên nhiều ngọn núi đá vôi nằm rải rác, đặc biệt nằm sừng sững về phía bắc là dãy núi Quỷ gồm bảy ngọn đối mặt núi Mặt Quỷ trong dãy Kai Kinh đã khép chặt vào trong con đường độc đạo và dòng sông Thương chảy ngoằn ngoèo nên gọi là Quỷ Môn Quan.

Khi quân địch tiến vào ải Chi Lăng, đến đâu cũng là rừng rậm, bãi lầy, sông sâu nên buộc phải qua Quỷ Môn Quan. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài năm ki lô mét, rộng khoảng ba ki lô mét.

Quân Tây Sơn đã xây dựng một phòng tuyến phòng ngự ở Ngõ Núi Thề gồm hệ thống lô cốt, đường hào chia làm ba lớp cách nhau năm mươi mét. Kiếp trước Quang Toản cũng hay đi chụp ảnh các lô cốt từ thời Pháp quanh Hà Nội nên cũng hiểu biết về các loại lô cốt. Đó còn chưa kể việc hắn từng thấy lô cốt thật khi xâm nhập vào quân đội kẻ thù.

Lô cốt do Quang Toản thiết kế ngoài bố trí để súng máy còn có các lỗ thả lựu đạn đề phòng bị bao vây bên ngoài. Trận địa pháo được đặt trên đỉnh núi, súng máy Maxim. Lần đầu tiên xuất hiện được bố trí trong lô cốt. Ngoài ra, vòng ngoài có ba lớp hàng rào dây thép gai. Bên dưới đều cài địa lôi.

Hiện tại, lão Diệu và Tuyết đang đứng cùng nhau. Tuy có hàng chục vạn quân địch đang lao tới nhưng họ không hề sợ hãi. Cái hai người này, đúng hơn là lão Diệu lo là chuyện khác.

- Ngài đang nghĩ về chuyện của con gái à?

Lão Tuyết hỏi.

- Hoàng thượng rất thích nó. Nó cũng thích hoàng thượng và ngài cũng thích nó. Đây đáng lý ra là chuyện vui mừng nhưng mà…

Lão Diệu nói ngập ngừng.

- Ta hiểu.

Lão Tuyết nói. Thâm cung biển sâu khó lường. Việc Bích Xuân nhập cung sẽ đưa quyền lực của Trần Quang Diệu lên tới đỉnh điểm nhưng nó cũng biến ông thành mục tiêu. Hơn nữa, Quang Toản còn có khá nhiều phi tầng khác.

Đột nhiên, một người lính đi vào.

- Báo cáo! Quân địch đang chuẩn bị tấn công. Hết.

- Ta biết rồi.

Lúc này, Trần Quang Diệu quyết định tạm gác chuyện nhà sang một bên. Đất nước đang có giặc ngoại xâm. Đó là thứ ông cần lo nhất vào lúc này. Sau đó, ông ở trên đỉnh núi dùng kính viễn vọng quan sát kỵ binh của Bát kỳ.

- Đúng là chiến tướng! Nếu không có ưu thế hỏa lực thì đúng là mệt với gã này đây!

Diệu cảm thán.

Chỉ huy đội kỵ binh là Bát xích Lỗ, trên lưng ngựa mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, áo giáp và mũ sắt dát vàng sáng chói, viền khảm màu đỏ diễm lệ, trên mũ giáp còn đỡ một nhúm tua rua cao cao, đỏ thẫm như máu. Hắn giơ cao Mã đao chĩa lên không trung đi trước nhất.

- Xông lên cho ta!

Gã kia hét lên bằng tiếng Mãn.

Ngàn vạn kỵ binh từ phía sau gã xông ra, mặc khải giáp minh hoàng, viền đỏ diễm lệ như máu.

Thực sự, kỵ binh Mãn Thanh không phải hạng vừa. Đa phần ngựa, nhất là ngựa của tướng lĩnh đều có nguồn gốc Khoa Nhĩ Tẩm. Trong lịch sử, chúng đã từng đã từng đánh cho quân Mông Cổ, vốn cũng là bá chủ trên lưng ngựa phải xưng thần. Đây là thể xem là lực lượng quân sự cực mạnh.

Ở thời kỳ trung đại và cả cận đại, lực lượng này là cơn ác mộng cực lớn.

Do là quân tiếp viện, không tham gia trận chiến ở thành Lạng Sơn nên chúng xem thường đạo quân hỏa khí trước mặt. Trăm năm trước không phải vua Triều Tiên cũng ỷ vào hỏa khí sao? Cuối cùng cũng phải quỳ trước Hoàng Thái Cực. Súng của quân Miến Điện đám này cũng thấy qua rồi. Không có gì phải sợ hỏa khí của quân địch. Nếu quân Tây Sơn rút lui thì chúng không làm gì được nhưng nếu cứng đối cứng thì chúng tin mình sẽ chiến thắng, nhất là khi đối phương không hề thủ trong thành trì.

Dĩ nhiên, quân Tây Sơn còn khuya mới để đám này lao tới.

- Pháo binh khai hỏa!

Lão Diệu hét lớn.

Ngay sau đó, các sĩ quan nhanh chóng đo đạt vị trí kẻ thù. Các tay pháo thủ nhanh chóng nạp đạn vào phía. Đóng nắp lại rồi lấy dây kéo pháo. Hàng loạt viên đạn nhanh chóng bay về phía quân địch.

Đợt đạn pháo đầu tiên bay lên không rơi vào đội ngũ kỵ binh, nổi lên một cụm khói, khói tan đi, mọi người đều thấy cảnh tượng người chết ngựa ngã thật thảm thiết, kỵ binh ngã xuống lại bị đồng bọn phía sau giẫm lên, biến thành nhục tương.

Đợt đạn pháo thứ hai lại tiếp tục bay lên, rơi xuống vị trí nổ mạnh vừa rồi, nhất thời lại có một nhóm kỵ binh cắm đầu xuống, tiếp tục tái diễn vận mệnh như trước, ngựa ngã xuống đất cũng thế, không thể tránh được vận số bị giẫm đạp, số còn lại không bị đạn pháo đả thương thì rối loạn khắp nơi.

Pháo binh bắt đầu xạ kích, không ngừng có kỵ binh màu đỏ bị bắn người ngựa đổ nhào, ngực hí lên ngã xuống vũng máu. Tốc độ tiến công của kỵ binh tuy nhanh chóng, động tác chỉnh tề đồng nhất, sĩ khí như cầu vòng, nhưng những hầm hố lồi lõm khắp nơi ngăn cản tốc độ tiến lên của bọn chúng, khiến bọn chúng không thể không tìm đường tiến tới trong những vũng máu, dù là như thế, chúng vẫn rất nhanh xông về phía trước.

- Đừng tưởng có cơ hội xung phong!

Lão Diệu lên tiếng.

Mặc dù kỵ binh trùng kích với tốc độ rất nhanh, nhưng Trần Quang Diệu phân chia thời gian bắn cho pháo, khiến cho đạn pháo phát ra gần như không gián đoạn. Kỵ binh nhà Thanh gần như phải đi qua hai cơn mưa đạn pháo và súng cối 80 ly cách nhau hai trăm mét. Theo cơn mưa đạn của pháo rơi xuống, kỵ binh của Bát Kỳ ngày càng thưa thớt, kỵ binh chết đi càng ngày càng nhiều hơn.

Lúc này, tới lực Đô đốc Tuyết. Ông lạnh lùng hạ lệnh:

- Súng máy tự do xạ kích!

- Đoàng đoàng đoàng!

Tiếng súng máy Maxim bắt đầu vang lên, pha lẫn với tiếng nổ mạnh của pháo , kỵ binh địch nhân đổ hàng loạt còn nhanh hơn gặt lúa rơi, kỵ binh bị rơi vào ác mộng, hoàn toàn không biết nên làm gì nữa, có tên theo bản năng tiếp tục xông đến trước, có tên quay ngựa quay trở về đường cũ, có không ít tên va chạm hẳn với đồng bọn của mình khiến cho người ngựa ngã liểng xiểng.

Đạn pháo dày đặc mà chuẩn xác tiếp tục rơi xuống tiêu diệt kỵ binh. Chiến mã và thi thể đổ xuống sườn núi phía bắc rất nhanh chất dầy đặc trên khắp mặt đất, nhưng kỵ binh phía sau vẫn theo quán tính, tiếp tục vọt về phía trước, giẫm đạp lên thi thể trên mặt đất, cảnh tượng thê thảm thực không đành lòng.

Nhưng vận may của bọn chúng cũng chỉ tới đó là dừng, theo những tiếng nổ liên tiếp vang lên trên mặt đất, những quả mìn nổ tung dưới bụng ngựa, đem tất cả mọi thứ trên mặt đất nổ tan thành tro bụi, làm xác người xác ngựa nổ thành từng mảnh nhỏ thậm chí bắn lên cả hàng rào thép gai, đùi ngựa bay lên rơi treo lủng lẳng ở hàng rào.

Kẽm gai chi chít cũng ngăn cản con đường tiến lên của bọn chúng, chiến mã phi tốc phóng tới rơi vào trong cảm bẫy thép gai, lập tức máu tươi đìa địa, hí lên rồi kiệt sực gục xuống, kỵ sĩ trên ngựa hoặc là bị ngã trên mặt đất, hoặc là bị ngựa kéo xuống cùng ngã xuống bụng nó.

- Giết sạch chúng!

Đô đốc Tuyết tự thân chỉ đạo tiêu diện đám kỵ binh này. Đó cũng coi như trả thù cho hai ngàn lính Tây Sơn đã ngã xuống ở thành Lạng Sơn vào tháng trước.

Cuối cùng, một mảng kẽm gai đàm đìa máu đã bị thịt người, thịt ngựa san bằng. Kỵ binh tiến theo đằng sau đã thuận lợi vượt qua tuyến phong tỏa tử vong thứ nhất.

- Cái quái!

Nhưng các lớp hàng rào thép gai tiếp theo cùng địa lôi đã ngăn chặn đám Kỵ Binh. Súng máy bắn chéo cánh xẻ làm từng mảng người đổ rạp. Dù vậy, số lượng quân địch vẫn còn khá đông đảo. Chúng đã vượt qua tuyến phong tỏa thứ hai.

- Chuẩn bị! Khai hỏa!

Sĩ quan chỉ huy hét lớn.

Một loạt đạn nhanh chóng bay tới. Tuy đạn của bộ binh không mạnh như đạn pháo hay súng máy nhưng bao nhiêu đây cũng đã đủ. Nếu là lúc bình thường, quân địch hoàn toàn có thể lao tới mà giết sạch toàn bộ lính Tây Sơn. Tuy nhiên, khoảng cách với quân địch tướng gần mà xa vô cùng.

Trước tình hình đó, quân Thanh quyết địch phóng tên. Khả năng kỵ xạ của quân đội Mãn Thanh nói vô địch thiên hạ cũng không có gì quá đáng. Một trận mưa tên nhanh chóng bay thẳng vào trận địa quân Tây Sơn.

- Chết tiệt!

Một tay lính chửi thể khi bị một mũi tên bắn xuyên tim. Phải thừa nhận việc bắn trúng ở khoảng cách đó chứng tỏ năng lực tác chiến của Mãn Thanh là vô cùng lớn.

Gã kia không phải là người duy nhất. Hàng loạt binh lính Tây Sơn đã hi sinh trước mũi tên quân giặc. Tuy nhiên, họ nhanh chóng được thay thế bởi những người lính khác.

Sau một lúc, quân địch đã bắt đầu chọc thủng hàng phòng thủ của bộ binh. Theo lẽ thường thì đang lẽ ra kết ô vuông trận nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh. Các sĩ quan chỉ huy và cả lão Tuyết đều cho rằng kỵ binh sớm bị tiêu diệt nên đã không cho kết ô vuông trận. Trận địa quân Tây Sơn cũng vì thế mà rối tung lên một chút. Một số kỵ binh ngã ngựa thì làm tức lao tới đánh giáp lá cà.

- Giữ vững vị trí! Quyết tử vì Đại Việt!!!

Các chính ủy lên tiếng. Lời nói nhanh chóng đốt cháy trái tim của những những lính Tây Sơn. Bọn họ không hề bổ chạy là dùng lưỡi lê lao vào những tên kỵ binh Bát Kỵ. Quân địch vốn nghĩ khi đánh cận chiến thì kẻ thù là dê béo nhưng bọn chúng đã nhằm. Quân lính Đại Việt dũng cảm hơn ai hết. Họ dùng mội thứ kéo quân thù xuống ngựa.

Cuối cùng, toàn bộ quân địch đã bị tiêu diệt. Cái giá phải trả cũng không hề nhỏ khi mấy trăm quân lính đã hi sinh. Đây là cái giá cho sự chủ quan khinh địch. Bản thân tướng Tuyết cũng không nghĩ quân Thanh vẫn dám lao lên như vậy.

Lúc này, khu vực giao tranh được bao phủ bởi xác chết. Đa phần là xác của kỵ binh Mãn Thanh. Máu tươi nóng hổi từ lực lượng kỵ binh tinh nhuệ bật nhất châu Á đang thắm xuống mặt đất. Đây là một bức tranh kinh dị đập mạnh vào tướng lĩnh quân đội nhà Thanh. Với người Đại Việt, tuy cũng có người ngã xuống nhưng họ không hề sợ hãi. Tất cả đang chuẩn bị sẵn sàn cho đợt xung phong tiếp theo của kẻ thù.