Long Biên, nơi này có thể coi là phủ thái thú của đất Giao Chỉ cũng là nơi có phong cách xây dung mang thiên hướng nhà Hán nhất .
Long Biên là quận thành, theo những gì Minh nghe được thì thành Long Biên đã thuộc thành lớn nhất Giao Chỉ nhưng từ khi hắn nhìn thấy thành Long Biên, bản thân Minh đánh giá không cao .
Để mà so sánh, thành Long Biên kém xa Ngô Quận, đừng nói Ngô Quận mà so sánh với thành Uyển Lăng cũng thua xa, thảo nào cùng là Thích Sứ như nhau nhưng Giao Châu Thích Sứ căn bản không có cách nào đánh đồng cùng Dương Châu Thích Sứ .
Phải biết trong mắt rất nhiều quan lại nhà Hán, đến Giao Châu gần như bằng nửa lưu vong .
Trên đường Minh cũng tương đối hiểu rõ văn hoá cùng tập tục của người Bách Việt hiện tại nơi đất Giao Chỉ .
Bách Việt rất loạn, rất khó phân định giữa các tộc Bách Việt với nhau, năm xưa trước khi Triệu Đà đến Giao Chỉ có lẽ còn dễ tính nhưng từ sau khi nhà Hán đô hộ Giao Chỉ mấy trăm năm, lại khó mà phân biệt các bộ lạc Bách Việt sống tại Giao Chỉ .
Nếu muốn phân định bọn họ có lẽ cũng chỉ có thể phân chia theo ‘địa hình sinh sống’ một bộ phận người Bách Việt chuyển tới sống ở đồng bằng, gần các phủ thành do người Hán thiết lập ví dụ như thành Long Biên hiện tại chẳng hạn .
Một bộ phận người Việt khác lại lựa chọn cách núi mà đi, sống ở nơi rừng sâu núi thẳm, sinh sống bằng săn bắt hái lượm làm chủ, chỉ có trường hợp đặc biệt mới di chuyển tới thành trấn để trao đổi vật phẩm .
Trước đây, nhà Hán thật ra không quản Giao Chỉ quá nghiêm khắc, tuy vẫn lấy thái thú lớn nhất nhưng dưới thái thú là các Lạc Hầu cùng Lạc Tướng, đây chính là thế lực bản địa của người Bách Việt .
Nếu vẫn còn cơ chế Lạc Hầu cùng Lạc Tướng, bản thân Minh thật ra có thể tận dụng một chút dù sao muốn làm việc lớn ít nhất phải tìm được người đồng mưu không phải sao ? vấn đề là từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán liền không còn cho phép Lạc Hầu cùng Lạc Tướng tồn tại .
Nói đơn giản, Hán triều đã không cho phép thế lực cường hào ở Giao Chỉ tự mình mộ tập binh lính hay tham gia vào các hoạt động điều hành đất Giao Chỉ, tất cả đều quy về phủ Thái Thú .
Các bộ Bách Việt chạy vào trong những nơi rừng sâu núi thẳm đa số là con cháu của các Lạc Hầu cùng Lạc Tướng trước đây nhưng mà hiện tại đã qua mấy trăm năm, cái gì cũng mất, cho dù Minh có lòng tìm đến bọn họ chỉ sợ cũng vô lực dù sao . . . muốn gây dân biến thì dễ nhưng dân biến xong lại giải quyết như thế nào mới khó .
“Cái hệ thống này cái gì cũng không để lại, ít nhất cũng phải nói cho ta nguyện lực là cái gì đi ? “
Lúc này đã qua mấy ngày, hai chữ nguyện lực trong đầu Minh vẫn tồn tại nhưng số nguyện lực của Minh lại chỉ là số 0 tròn trĩnh .
“Nguyện lực, nguyện lực . . . đây rốt cuộc là cái gì ? “.
“Là tạo phúc cho dân chúng sao ? tạo phúc cho người Bách Việt tại Giao Chỉ sao ? “
“Ngoài ra nguyện lực lại có thể làm gì ? nó cho ta cái gì ? “
Dân số Giao Chỉ hiện tại khoảng từ 40-50 vạn người, tại Cửu Chân ít hơn một chút, Nhật Nam thì càng ít, cộng cả ba quận Giao Chỉ - Cửu Chân – Nhật Nam vào thì dân số khoảng trăm vạn người .
Dân số 100 vạn nếu nhét vào một toà thành trì thì tuyệt đối rất nhiều nhưng dân số cả nước thì lại ít đến đáng thương, không có dân sinh cái gì cũng khó làm .
“Cũng chỉ có thể cầu hệ thống ra sức nếu không ta cũng hết cách “
“An Sinh, ngươi đang nghĩ gì đây ? “.
Giả Tông một bên cưỡi ngựa, một bên khẽ cười nói với Minh, bộ dạng quan tâm cực kỳ .
Lúc này đã qua 2 ngày kể từ khi hắn g·iết ác hổ trên núi, quan hệ giữa Giả Tông cùng Minh cũng rút ngắn hơn không ít dù sao không có đối phương khẳng khái trả lời, Minh cũng chẳng thể sớm hiểu rõ Giao Chỉ như vậy .
Mà Giả Tông cũng cảm thấy hắn hiểu tương đối rõ về Minh .
Minh vốn họ Triệu, tên chỉ có một chữ Minh, hắn cũng không được ban chữ .
Thời đại này không phải ai cũng có tên chữ, có tên chữ thì hoặc là sĩ tộc xuất thân hoặc phải được một nhân vật đức cao vọng trọng ban cho .
Cái gọi là ‘đức cao vọng trọng’ tất nhiên cũng không cần quá cao, ví dụ như một vị trưởng bối trong tộc hay một vị nho sĩ trong huyện nào đó là được rồi nhưng cánh cửa này đối với rất nhiều người vẫn là cực cao .
Nguyên chủ cũng không có ai ban tên cho hắn .
Cha của nguyên chủ thật ra cũng là có thể coi là nho sĩ, cũng đọc qua sách nhưng bản thân không có công danh, dạy mấy đứa bé trong thôn biết chữ thì còn được, đi ra bên ngoài cũng không có ý tứ gắn bản thân với ‘người đọc sách’.
Cái thời đại này người đọc sách quý lắm, chỉ cần gác cái mác đọc sách thân phận đã cao hơn người khác không biết bao nhiêu .
Cha hắn tất nhiên cũng không ban tên chữ cho hắn .
Cái tên An Sinh này là bản thân Minh vì chính mình, vì nguyên chủ lấy .
Hắn là người hiện đại, cũng không cần chấp nhất truyền thống thế tục, tự mình vì mình lấy tên chữ là được rồi đồng thời An Sinh cũng là ước mơ của hắn .
Minh không dám nói là người yêu nước dù sao kiếp trước của hắn bày ra đó, hắn cũng rất ít khi về Việt Nam .
Vấn đề là đã đến đất Giao Chỉ, đi đến thời đại này lại thêm được hệ thống ‘ưu ái’ Minh xác thực muốn làm gì đó mà mục tiêu tối thượng của hắn chính là – An Sinh .
An là an dân mà sinh . . . chính là sinh đẻ .
Hắn hy vọng người Việt tại Giao Chỉ có thể có một cuộc sống an bình sau đó nhanh chóng . . . tạo thế hệ sau .
Tất nhiên mấy cái này Giả Tông cũng không biết chút nào .
“Giả đại nhân, ta cũng không nghĩ gì chẳng qua đi đường lâu như vậy, cuối cùng cũng nhìn thấy một thành trấn ra dáng mà thôi “ .
Minh vừa nói vừa cảm khái nhìn thành Long Biên .
Thành không lớn nhưng đặt ở Giao Châu quả thật bắt mắt .
Giả Tông nghe vậy cười cười, cũng gật đầu .
Hắn là người từng trải, thành lớn nào chưa đi qua ? phải biết hắn bị điều đến Giao Châu chính là từ Lạc Dương điều lệnh tới, bản thân Giả Tông đã đi qua Lạc Dương .
So với Lạc Dương, Long Biên thành xác thực không là gì .
Vấn đề là giữa cái vùng đất Giao Chỉ này tìm được một huyện thành như Long Biên tất nhiên là đáng quý, đi đến thành Long Biên bản thân Giả Tông mới yên lòng xuống .
Nghĩ đến khoảng thời gian tiếp theo ở tại Long Biên điều hành sự vụ Giao Chỉ, Giả Tông cảm thấy vẫn tốt, ít nhất tốt hơn việc phải sinh hoạt ở nơi khác .
Có một điều nhất định phải nói, tại thành Long Biên thật ra có rất nhiều người Hán .
Giao Chỉ cũng là một quận của Hán triều, thương lái người Hán đi tới Giao Chỉ nhập hàng vốn không ít dù sao sản vật Giao Chỉ từ xưa đến nay vẫn luôn cực phong phú .
Chỉ là đường đi không dễ lại thêm nguy hiểm trùng trùng, thương lái thường lựa chọn kết đoàn mà đi cho nên rất nhiều người cũng lựa chọn tại thành Long Biên lập nhà, coi như có một chỗ để nghỉ ngơi .
Long Biên thành rất đặc biệt, có thể nói đặc biệt nhất toàn bộ Giao Chỉ bởi đây là nơi văn hoá giao thoa mạnh nhất cũng như có nhiều thương lái người Hán nhất .
“An Sinh, việc ta nói lúc trước ngươi nghĩ thế nào ? “.
Đoàn người dừng lại trước cổng thành Long Biên, đây là Giả Tông đợi binh lính ra mở cổng thành nghênh hắn vào .
Trong thành Long Biên là có quân Hán, tuy Giao Chỉ gần đây phát sinh dân biến thậm chí còn có thái thú bị hại c·hết nhưng dân biến cũng sớm dẹp xong, dân biến không dẹp thì Giả Tông sao dám đến Giao Chỉ ? .
Tuy vậy q·uân đ·ội sẽ không một mực ở lại Long Biên, kiểu gì cũng sẽ rút khỏi Giao Chỉ dù sao duy trì lực lượng ở Giao Chỉ thật sự rất tốn kém .
Phải biết năm xưa Mã Viện mang theo 2 vạn binh mã tiến đánh Giao Chỉ, có 1 nửa trong số đó vì không quen khí hậu thời tiết trực tiếp ngã bệnh mất sức chiến đấu .
Tuy hiện tại đã khá hơn nhưng Hán triều thật sự không muốn đóng đại quân tại Giao Chỉ .
Long Biên thành lúc này có khoảng 1000 quân Hán, lực lượng q·uân đ·ội này cũng chỉ ở lại Giao Chỉ mấy tháng, giúp Giả Tông củng cố quyền lực ở Giao Chỉ sau đó sẽ rút về Dương Châu cho nên Giả Tông mới phải gấp rút tuyển binh từ Ngô Quận là thế .
Quay lại vấn đề chính, Giả Tông chính là muốn Minh làm chủ bộ cho hắn .
Tại thời Hán, chức quan không thể loạn phong tuy nhiên một số chức ‘hạt vừng quan’ lại không có quy định .
Dễ thấy nhất là ‘chủ bộ’ cùng ‘ thư tá’ .
Chủ bộ thiên hướng ‘võ’ mà ‘thư tá’ thiên hướng văn .
Hai chức quan này tuy nhỏ nhưng cũng là quan, có lương bổng hẳn hoi, đều là ‘tòng 300 hộc tiểu quan’ .
Tại Hán triều, cũng không chia phẩm mà là lấy bổng lộc làm thước đo, lớn đến 2 vạn thạch mà nhỏ thì nhỏ đến 300 thạch cũng có .
Cùng cấp bậc với nhau còn chia ‘Chính’ cùng ‘Tòng’ .
Khác biệt như thế nào ? về mặt chức vụ thì ‘Tòng’ dĩ nhiên thấp hơn ‘Chính’ nửa bậc .
Về phần bổng lộc thật ra không khác nhau mấy, khác biệt chỉ là phương thức quy đổi ví như ‘chính 300 thạch’ là có thể cầm tới lương thực hoặc trực tiếp nhận đồng tiền .
Tòng 300 thạch thì khó nói, may mắn thì là lương thực, đen đủi chút thì đủ loại hạt kê, nói chung là xem ông trời năm đó có cho mùa màng hay không .
Giả Tông tuy là Thích Sứ nhưng hắn tối đa cũng chỉ có thể cấp cho Minh chức quan chủ bộ, còn lại tất cả đều phải tấu lên triều đình mà cái này hiển nhiên là không thể nào .
“An Sinh, ngươi cũng đừng chê cười ta, ta thật sự hy vọng ngươi có thể ở lại đây giúp ta dù sao Giao Chỉ quá nguy hiểm “ .
“Hơn nữa ta sẽ không bạc đãi ngươi, thứ nhất đây là Giao Chỉ mà ta là Thích Sứ, ta đương nhiên có thể che chở ngươi “
“Thứ hai, ta sẽ không một mực ở tại Giao Chỉ, ta lần này đến Giao Chỉ lấy nhiệm vụ an dân làm đầu, bản thân là có nhiệm kỳ đàng hoàng, sẽ không một mực ở tại nơi, chỉ cần ta hết nhiệm kỳ thậm chí còn có thể coi là một phen công tích, tăng quan tiến chức là bình thường, khi đó ta cũng nhất định cũng không quên An Sinh ngươi “ .
Giả Tông nói tương đối khẩn thiết, nếu đây là Trung Nguyên hắn tuyệt sẽ không lắm lời như vậy nhưng đây là Giao Chỉ, Giả Tông cũng không thể lấy an toàn của mình ra đùa chứ ? .
Đối với hắn, Minh chính là ‘vương bài thủ hộ’ tốt nhất của hắn .
Sau khi thấy vũ dũng của Minh, Giả Tông đã tin tưởng vào hắn không nghi ngờ .
_ _ _ _ __ _ _
( 1 thạch = 4 quân = 10 hộc, 1 quân = 30 cân, 1 cân = 0.6 Kg) (Thời nhà Hán 1 cân = 0.6 kg, tới thời Tống thì 1 cân = 0.5 Kg)
( 1 thạch = 120 cân = 72 Kg )
(Lương 300 thạch / năm là 21600 kg /năm / 216 tấn )
(Lương 300 hộc / năm là khoảng 21,6 tấn gạo)
Lấy giá gạo 20000 / kg thì lương 1 tháng của ‘chủ bộ’ tính ra khoảng ~ 4 triệu / tháng
Giả Tông là Thích Sứ, bổng lộc 2000 thạch / năm, khoảng hơn 200 triệu / tháng
Tất nhiên đây chỉ là lương cứng của Giả Tông, Giả Tông có lương mềm cho nên thu thập ước tính khoảng nửa tỷ / tháng
Thu nhập của Giả Tông trừ lương cứng (2000 thạch) còn có thu nhập từ thuế phủ quận (Giả Tông được giử lại 1 phần cất vào thuế phủ sau đó mới nộp lên đóng thuế ) thuế phủ quận Giả Tông không được nhận hết nhưng được chia lãi phần trăm.
Thu nhập Giả Tông còn đến từ ‘tặng phẩm’ rất nhiều thế lực bên dưới lấy lòng hắn, ngoài ra còn có thu thập từ quyền sử dụng đất đai, quyền chưng thu lao động …
Nói chung, Giả Tông rất giàu, toàn bộ thích sứ nhà Hán đều rất giàu .