Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 9: Quận Giao Chỉ .



Chương 9 : Quận Giao Chỉ .

Chương 9 : Quận Giao Chỉ .

Giao Chỉ hiện tại là vùng đất như thế nào ? .

Bản thân Trần Minh thật sự không biết, hắn không có ký ức nào cả dù sao đến cả cha mẹ của nguyên chủ còn chưa từng tới Giao Chỉ huống hồ là nguyên chủ ? .

Đặt chân tới Giao Chỉ, cảm giác đầu tiên của Minh là sự hoang vắng, hầu hết đường đi là đường núi, quanh co vòng vèo hơn nữa cực kỳ khó di chuyển .

Có một điều mà Minh hiện tại mới biết, Giao Chỉ và Giao Châu khác nhau .

Giả Tông là Thích Sứ, là Giao Châu Thích Sứ nhưng mục tiêu của hắn là tới Giao Chỉ làm quan .

Cái này có chút rắc rối nhưng muốn hiểu không khó .

Thích Sứ là quan lớn hơn thái thú, thái thú làm quan quản lý một quận mà thích sứ lại có thể quản lý vài quận, thích sứ hơn thái thú 1 cấp .

Giả Tông chỉ là Thích Sứ, hắn cũng không quản được toàn bộ Giao Châu dù sao Giao Châu cực kỳ rộng lớn, Giả Tông chỉ quản 3 quận Giao Chỉ - Cửu Chân cùng Nhật Nam .

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng chính là diễn ra ở quận Giao Chỉ mà không phải trên toàn bộ Giao Châu .

Giao Châu phân thành 6 quận lần lượt là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Giao Chỉ, Cửu Chân cùng Nhật Nam .

Quận Giao Chỉ lại chia làm 10 huyện lần lượt là Luy Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Tây Vu, Kê Từ, Long Biên, Chu Diên, Phong Kiên, Vọng Hải .

Quận trị của Giao Chỉ hiện tại nằm ở Long Biên mà đây cũng là nơi sứ đoàn Giả Tông ở lại, là nơi đặt Thích Sử phủ .

Quận Long Biên ở đâu ? cái này Minh tất nhiên không biết nhưng theo hắn đoán nơi này là đất Hà Nội tương lai, cho dù không phải thì cách cũng không xa .

Tóm gọn lại, Giả Tông chỉ có quyền quản lý 3 quận Giao Chỉ - Cửu Chân cùng Nhật Nam, về phần Nam Hải – Thương Ngô – Uất Lâm lại không liên quan gì đến hắn ..

Ví dụ như Thượng Ngô thái thú hiện tại họ Lã tên Bân .



Nam Hải thái thú họ Lưu tên Phổ .

Uất Lâm thái thú họ Vương tên Dị .

Ba người này tuy là thái thú nhưng Giả Tông cũng không quản được hắn dù sao địa bàn của Giả Tông chỉ đến thế .

Muốn quản lý toàn bộ Giao Châu vậy phải là ‘thứ sử’ Giao Châu thứ sử hiện tại cũng là một nhân vật cực kỳ nổi danh, người này gọi Chu Tuấn .

Chu Tuấn – Lư Thực – Hoàng Phủ Tung chính là ba danh tướng nhà Hán có công lớn nhất dẹp loạn khăn vàng, người này cũng là lãnh đạo trực tiếp của Giả Tông cũng như toàn bộ Giao Châu .

Đương nhiên những thứ này không phải nguyên chủ biết càng không phải Minh biết mà là Giả Tông nói cho hắn, đối phương có ý tứ rất rõ ràng, Giả Tông muốn chiêu mộ hắn .

Cái đám người nho gia này chính là như vậy, thích cong cong vòng vòng, thích ‘ý tại ngoại lời’ thích ‘nói bóng nói gió’ dạng nói chuyện dài dòng này Minh tất nhiên không thích, đại đa số người hiện đại đều sẽ không thích chỉ là Minh vẫn nhịn xuống được, hắn cần thích ứng chính cái thời đại này .

Càng đi đến gần thủ phủ Giao Chỉ tức quận Long Biên, nội tâm Minh càng trầm xuống .

Hắn càng ngày càng nhìn thấy nhiều người Giao Chỉ, thú thật dân chúng Giao Chỉ hiện tại rất khổ, đa số người Minh thấy đều xanh xao vàng vọt, cho người ta một loại cảm giác lam lũ khổ sở .

Cũng có thể vì phái đoàn của Thích Sứ đi lại trên đường cho nên nhiều người Việt lựa chọn không lại gần cho nên cái nhìn của Minh có phần phiến diện nhưng sự thật rất hiển nhiên, hắn cảm thấy không khả quan .

Không khả quan là bởi nơi đây nghèo khó nhưng đây không phải vấn đề lớn nhất, vấn đề lớn nhất là dân số .

Nguyên chủ phần lớn thời gian ở Ngô Quận mà Ngô Quận cũng có thể coi là vùng sâu vùng xa tại Dương Châu thậm chí bởi nguyên chủ là thợ săn, quanh năm sống gần rừng núi cho nên khu vực hắn sống dân cư càng thêm thưa thớt nhưng thưa thớt hơn nữa thì vẫn cho Minh cảm giác phồn hoa hơn Giao Chỉ .

Đây là tín hiệu rất rất xấu .

“Chẳng trách người Giao Chỉ xưa tuy nhiều lần dân biến nhưng cũng chỉ dừng lại ở dân biến, cũng chẳng trách vì sao Mã Viện cuồng ngôn như vậy “ .

Người Giao Chỉ đã bao giờ đánh sang đất Trung Quốc chưa ? đáp án thật ra là có, không cần đến Lý Thường Kiệt thì người Bách Việt đã đánh sang đất Trung chẳng qua khi đó còn chưa có nước Việt, càng không có danh nghĩa hoặc chiến dịch cụ thể, càng giống như . . . bị đói mà chạy ra ngoài c·ướp b·óc vậy .

Trong Tam Quốc, nhà Ngô rất nhiều lần khốn khổ với nạn Sơn Việt .



Sơn Việt không phải một tộc, Sơn Việt là cách gọi của Đông Ngô với nạn Bách Việt bất quá cũng chỉ dừng lại ở đó .

Không có hệ thống rõ ràng cũng không có danh nghĩa thống nhất, tất cả mọi thứ đều rất tản mạn cùng sơ khai nhưng đây hiển nhiên không phải tình huống xấu nhất, tình huống xấu nhất là không có dân .

Muốn thống nhất Bách Việt ? cái này nói nghe thì dễ nhưng trên thực tế khó như lên trời, nếu Minh xuyên đến thời nhà Tần, trước khi Triệu Đà đánh xuống Bách Việt có lẽ còn dễ nói nhưng lúc này là nhà Hán .

Nhà Hán đã sớm Hán hoá người Bách Việt, chẳng nói đâu xa như người Mân Việt ở Phúc Kiến, rất nhiều người cũng không để ý đến Bách Việt, không quan tâm Giao Chỉ như thế nào .

Để mà so sánh có thể nhìn xa xa một chút, nhìn sang biên cương phương Bắc Trung Quốc, nhìn sang Mã Đằng – Mã Siêu hay chính cụ tổ của họ Mã – Mã Viện .

Trên thực tế họ Mã không phải Hán tộc, xuất xứ của bọn họ là Khương tộc nhưng mà người Khương sống trên đất Hán lâu ngày liền bị Hán hoá, văn hoá người Khương vẫn tồn tại thậm chí quan hệ với các bộ tộc người Khương nơi biên cương vẫn còn nhưng lại sớm coi mình là người Hán .

Nhà Hán tồn tại hơn 400 năm, 400 năm là quá dài, dài đến nỗi sức người không thay đổi được cái gì .

Nếu toàn bộ người Bách Việt tiến vào Giao Chỉ có lẽ . . . Minh không cần lo lắng về dân số, không dám nói đánh Trung Quốc nhưng ít nhất cũng có người khai hoang đất đai về mạn phía nam, không cầu thống nhất thế giới nhưng ít nhất cũng mở ra được một Việt Nam phiên bản Bắc – Trung – Nam .

Vấn đề là không có dân .

Như vậy phải làm thế nào ? Trần Minh cảm thấy đầu hắn không thể dùng .

“Giả đại nhân, không biết dân số Giao Chỉ có bao nhiêu ? “.

Lúc này Minh cưỡi ngựa đi bên cạnh Giả Tông, chỉ cần người ngoài nhìn vào lập tức phát hiện địa vị của hắn ‘bất phàm’ .

Mà Giả Tông nghe Minh hỏi cũng không nghĩ ngợi gì, hắn lập tức nói .

“Khoảng 50 vạn người, dân Bách Việt không những không nhiều còn sống cực kỳ tản mạn, rất khó quản lý “ .

Giả Tông ở một bên vừa cười vừa nói, đồng thời lại nói thêm một chút .

“Nói là 50 vạn nhưng chính bản thân ta cũng không rõ là bao nhiêu dù sao mấy năm dân biến nhiều lắm “ .



Giả Tông nói đến dân biến, chính hắn thở dài một cái .

Dân biến . . . dân vì sao mà biến ? .

Dân chúng thời cổ đại trừ khi khổ quá không chịu được mới vùng lên, trong mấy năm qua dân Bách Việt nhiều lần vùng lên ở Giao Chỉ, điều này có thể nói rõ cuộc sống của người dân khổ cực kỳ .

Đã như thế, dân số càng giảm .

“50 vạn . . .người, coi như 1 hộ gia đình có 3 nhân khẩu, cả Giao Chỉ chỉ có khoảng 15-16 vạn hộ, dùng biện pháp cực đoan nhất để tính, cứ 5 hộ ép buộc trưng binh 1 hộ vậy số lượng binh lính tối đa cũng chỉ hơn 3 vạn”.

Minh trong lòng thầm tính toán sau đó cũng khẽ thở dài .

Cứ mỗi 5 hộ thì bắt buộc 1 hộ phải có người tham quân, đây là biện pháp cực kỳ cực đoan, dạng biện pháp này cũng không khác ép dân phản loạn là bao nhưng kể cả như thế cũng chỉ có thể mang ra hơn 3 vạn binh .

“ Chẳng trách Hai Bà Trưng năm xưa khởi nghĩa ở Mê Linh cũng chỉ có 5000 binh lính, sau này cho dù khởi nghĩa lan ra toàn bộ Giao Chỉ thậm chí còn cả Cửu Chân cùng Nhật Nam thì cũng chỉ có 2 vạn sĩ tốt “ .

Bằng vào 2 vạn sĩ tốt, muốn đánh đuổi thái thú nhà Hán thì dễ nhưng mà đánh đuổi xong làm gì ? để Giao Chỉ được độc lập vẫn là rất khó khăn .

Ngàn năm Bắc thuộc không phải vì ông cha Việt Nam không cố gắng chỉ là . . . dân số không đủ .

Lịch sử đã chứng minh, đến thời Ngô Quyền thì đất Việt mới đủ khả năng coi là một quốc gia độc lập dù sao đến lúc đó mới . . . đủ dân số .

Tận dụng Trung Quốc rối ren, Trung Nguyên bị chia làm Ngũ Đại Thập Quốc, nước Việt chính thức dành độc lập .

“Cho nên để binh biến là gần như không thể nào, binh biến chỉ có thể giải quyết thứ trước mắt, thực tế không thay đổi được thứ gì “ .

“Cho dù cố gắng thúc đẩy dân sinh vậy cũng cần thời gian, người chứ không phải heo “ .

“Mà nếu không binh biến, ta lại nên làm gì đây ? “.

_ _ _ __

P/s : Dân số 3 quận Giao Chỉ - Cửu Chân – Nhật Nam thời nay khoảng 200 vạn cho nên tác dự đoán dân số Giao Chỉ thời này khoảng 90 vạn người .

Tuy nhiên thống kê nhân khẩu rất khó lại thêm dân biến liên miên nên Giả Tông nắm giữ số liệu là khoảng 50 vạn dân, Trần Minh cũng không rõ nên lấy số liệu này làm mốc.