Sau hai ngày chạy liên tục, ngày chạy đêm nghỉ Mạnh và ba thân binh đã ra khỏi địa phận châu. Do chuẩn bị mỗi người hai ngựa để chạy liên tục thay ngựa mỗi khi ngựa cưỡi bị mệt nên mới nhanh chóng rời khỏi Tây An đó. Bên Kim Hoa cũng chuẩn bị toàn ngựa tốt nên mới có thể chạy nhanh như vậy. Thoát khỏi Tây An không gặp trạm kiểm soát hay truy binh Mạnh thở phào nhẹ nhõm. Việc này lộ ra được không bằng mất, có thể là cớ để nhà Nguyên khởi binh lần t·ấn c·ông Đại Việt.
Đêm hôm đó toán người vào một khách điếm khá sang trọng để nghỉ ngơi. Lúc này kiểm tra hệ thống anh nhận được một triệu điểm PV thưởng. Với số điểm này anh có thể mua được các mẫu thiết kế thuyền buồm của Châu Âu thế kỷ 15. Thế kỷ 15 là thời đại nhảy vọt về công nghệ đóng thuyền của Châu Âu, nhờ vào đó mà Châu Âu đi sang Châu Mỹ và chiếm các nước làm thuộc địa, các nhà sử học gọi đó là thời đại của các cánh buồm.
Với số tiền kiếm được đến cả triệu lượng và bản vẽ kỹ thuật đóng tàu đủ để anh có thể đóng tàu buồm mới cho tổ chức Quan thương đưa tàu đi buôn bán khắp Châu Á thậm chí là Châu Âu. Tối hôm đó nhân lúc vui vẻ anh hỏi hệ thống AI.
-Giáo Sư Xoay chuyến này chúng ta được lời to, không biết trên đường về còn có cổ mộ nào chúng ta có thể khai thác được không nhỉ. Tranh thủ chuyến này kiếm thêm ít tiền nữa.
Giáo sư Xoay đáp.
-Còn có mấy cổ mộ của con cháu Triệu Đà ở Lưỡng Quảng nhưng sau này khoa học đã phát hiện và khai quật nên chúng ta không được can thiệp.
Mạnh cảm thấy thất vọng, thấy vậy Giáo sư Xoay nói tiếp.
-Thật ra còn một ngôi mộ châu báu trong đó cũng không hề thua trong mộ thất của Tần Thủy Hoàng chúng ta có thể khai thác.
Mạnh cảm thấy hứng thú nên hỏi.
-Đó là mộ thất nào vậy ?
Giáo sư Xoay giải thích
-Đó chính là mộ của Thành Cát Tư Hãn, đến sau này các nhà khoa học cũng chưa tìm thấy dù có các thiết bị tối tân hiện đại có thể chính quyền Trung Hoa đã bí mật khai thác từ thế kỷ 22 nhưng không công bố với giới khoa học quốc tế.
Mạnh thắc mắc
-Đến thời ngươi với các công nghệ tìm kiểm hiện đại còn không có thông tin thì giờ chúng ta có cách nào tìm được.
Giáo Sư Xoay nói.
-Lúc ở Bắc Kinh ta đã bí mật cử một số fly cam do thám bí mật đến Ngự thư phòng của Hoàng Đế Hốt Tất Liệt. Các nhà khoa học cho rằng trong ngự thư phòng của Hoàng Đế nhà Nguyên chắc chắn có tài liệu truyền lại để con cháu có thể giữ gìn và bảo vệ.
Mạnh tò mò hỏi
-Vậy có tìm được manh mối gì không ?
Giáo sư Xoay đáp
-Có tìm được một số manh mối, đó là ở Burkhan Khaldun - một ngọn núi thiêng ở tỉnh Khentii Thành Cát Tư Hãn từng nói khi c·hết muốn dược chôn ở đó. Nhưng hiện ta đang phân vân có nên cung cấp thông tin để ngươi tiến hành thăm dò hay không ? Nếu nhà Nguyên biết Đại Việt đứng sau vụ này thì c·hiến t·ranh hai nước có thể xảy ra, họ sẽ dốc toàn lực để đánh thì với năng lực hiện nay Đại Việt có thể sẽ mất nước.
Mạnh cũng giật mình, đúng là mình quá tham rồi, tạm thời phải bỏ qua ý định c·hết người đó. Sau này khi Đại Việt đủ hùng mạnh mới có thể nghĩ đến việc khai quật khu mộ đó. Giáo sư Xoay hỏi anh
-Chuyến này về Khân Châu ngươi có ý định gì không ?
Mạnh bày tỏ ý định về đến Khâm Châu anh sẽ đi thăm thú một số nơi. Lúc đi mùa đông lại có phần gấp gáp nên anh chưa ngắm được cảnh đẹp nhiều. Chuyến này trở về anh muốn tham quan cảnh đẹp và thành Khâm Châu nơi có chiến tích của Lý Thường Kiệt thế kỷ trước. Giáo sư Xoay gợi ý.
-Ngươi có thể đi thăm thăm cột đồng Mã Viện. Tương truyền khi Mã Viện chiếm Giao Châu đã dùng các trống đồng chiến lợi phẩm để đúc cột đồng làm ranh giới Giao Chỉ. Một ở Khâm Châu một ở giáp với nước Lâm Ấp là Nghệ An ngày nay.
Mạnh nói
- Có truyền thuyết nói rằng khi Mã Viện dựng cột đồng có nói rằng “Hễ cái trụ cột đồng này gãy, thì nước Giao Chỉ diệt” vì thế, người Giao Chỉ mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá, ngói, ném vào dưới chân cột đồng, nên chẳng bao lâu, nơi ấy hóa thành gò. Sau này các nhà khoa học còn tranh cãi về sự tồn tại cột đồng Mã Viện thậm chí có người còn nói nó chỉ là truyền thuyết. Sử sách có nói khi Ngô Thì Nhậm đi sứ còn qua cột đồng để bái tế và chiêm ngưỡng.
Giáo sư Xoay giải thích đó là nơi núi Phân Mao động Cổ Sum, tại Khâm Châu. có cái cột đồng của Mã Viện và cái cột đồng nữa được dựng ở bắc Hoành Sơn khi Mã Viện đuổi theo tàn quân của Hai Bà Trưng. Vị trí cột này cách Vinh (thuộc Nghệ An) 10 km về tây nam có một ngọn đồi cô lập cao 169 mét nằm trên tả ngạn sông Lam Giang, tục gọi là núi Thành hay núi Lam Thành và còn gọi là núi Đồng Trụ. Đỉnh đồi còn di tích thành cũ của Trương Phụ. Trong thành có một đống đá có lẽ là nơi Trương Phụ dựng cột cờ nhưng truyền thuyết trong dân địa phương cho đó là nơi dựng cột đồng.
Mục đích chính của cột đồng của Mã Viện dựng lên dùng để đo bóng nắng. Đó là dùng để tính toán Thời gian & Khoảng cách Không gian từ thành Lạc Dương (kinh đô nhà Hán thời bấy giờ) tới Giao Chỉ là bao xa. Phương pháp tính rất đơn giản:
-Trồng 1 cột đồng cao 8 thước (~2,4m) ở Giao Chỉ, bằng đúng kích thước của cây cột đồng có ở ngoại thành Lạc Dương. Ghi chép số liệu bóng nắng các ngày giờ như thế nào rồi đối chiếu với nhau mà tính tỉ lệ góc của 2 tam giác vuông mà suy ra khoảng cách.
Thí dụ: Vào giờ Ngọ ngày Hạ Chí thì ở Giao Chỉ đo được bóng nắng là ba tấc ba phân, còn ở Lạc Dương thì đo được 1 thước 5 tấc 8 phân. Như vậy thì ta có hai tam giác vuông, cái thứ nhất có cạnh vuông A (cột đồng) = 8 thước và cạnh vuông B (bóng nắng) = 3 tấc 3 phân, cái thứ hai có cạnh vuông A (cột đồng) = 8 thước và cạnh vuông C (bóng nắng) = 1 thước 5 tấc 8 phân.
Dùng tỉ lệ góc hay dùng hệ số quy đổi của các Thiên Văn gia đã tính sẵn cho, khi đo bóng nắng cùng ngày cùng giờ thì độ lệch nhau mỗi một tấc tương đương sáu trăm dặm khoảng cách. Như thế liền tính được quãng đường từ Lạc Dương tới Giao Chỉ.
Mã Viện tuy là kẻ thù đã dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhưng khách quan mà đánh giá thì vẫn phải công nhận Mã Viện là tướng giỏi nhất của nhà Hán lúc bấy giờ. Tính được quãng đường sẽ dự trù được việc hành binh cần nhanh cần chậm thế nào, lương thảo thuốc men cần bố trí mang theo ra sao, tiếp tế tiếp theo sẽ thế nào,... mọi việc đều nằm trong liệu toán thì trăm trận trăm thắng. Chính vì thế mà trong hầu hết các quyển binh thư, điển hình như cuốn Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương thì ngay những chương đầu đều nói rất nhiều về Thiên Văn.
Mạnh nói
-Vậy chúng ta cùng đến cột đồng ở Khâm Châu để thu thập thông tin. À mà không biết nếu đến đó có được điểm thưởng gì không.
Giáo Sư Xoay nói.
-Đó chỉ là gợi ý để ngươi tăng thêm kiến thức của mình thôi, không cỏ thưởng đâu đừng có mơ.
Sau ba ngày rong ruổi đoàn người của Mạnh đã bí mật tiến đến Khâm Châu. Anh cũng đi tham di tích một số đền thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng. Được tận mắt nhìn cột đồng Mã Viện trên đỉnh nủi Phân Mao. Đó là một cột đồng đen bóng cao tầm hai mét tư, đường kính cột khoảng bốn mươi cen ti mét. Trên cột có một số chữ nhưng đã bị mờ. Ngày xưa biên giới Đại Việt nằm sâu trong Lưỡng Quảng, lúc khởi nghĩa Hai Bà Trưng các tướng lĩnh còn giao tranh với Mã Viện tận Động Đình Hồ nhưng rồi qua các thời đại vùng đất này dần trở thành nội địa của Trung Hoa.