Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 149: . Nỗi lo của Trần Nhân Tông



Chương 149. Nỗi lo của Trần Nhân Tông

Kinh Thành Thăng Long, sau gần một năm binh lửa biến loạn cuộc sống của người dân cũng đã gần trở lại bình thường như trước. Các hàng quán ăn uống đã dần đông đúc trở lại. Ngoài các thương nhân người Trung Quốc thường thấy thì ở chợ lớn nhất thành Thăng Long đã xuất hiện thêm thương nhân các nước Tam Phật Tệ, Ấn Độ, Miến Điện, Cao ly … Việc buôn bán càng trở lên sầm uất, đúng với câu “ người đông như nước áo quần như nêm “. Vị thế của các thương nhân Đại Việt cũng dần trở lên có tiếng nói, các mặt hàng được để ý mua bán nhiều nhất là thủy tinh, gương, nước hoa, vải in …

Cùng với đó các xưởng của Hoàng gia ở ngoại thành Thăng Long cũng đang được mở rộng. Các xưởng dệt, làm gạch, thủy tinh … tuyển dụng người liên tục. Lượng người đến làm ngày càng đông, người từ các vùng lân cận kéo đến xin việc làm cho nhu cầu nhà ở trong thành Thăng Long tăng đột biến, giá đất cũng tăng theo. Nhu cầu xây nhà cũng tăng lên, các xưởng gạch và xi măng cũng lại phải tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu xây dựng. Phủ Doãn ở kinh thành cũng phải tăng cường thêm an ninh vì dân chúng tứ xứ đổ về, dưới chân Hoàng Thượng mà có kẻ cả gan làm bậy thì quan Phủ Doãn mất chức như chơi.

Lúc này tại ngự thư phòng ở Hoàng Cung, Đức Vua Trần Nhân Tông đang phê duyệt tấu chương tuy đã đến giờ cơm chiều Thái giám đã nhắc nhở mấy lần nhưng tấu chương vẫn còn nhiều lên Đức Vua đang cố gắng phê duyệt nốt mới nghỉ ngơi. Chiến tranh đã kết thúc được gần một năm nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất lớn, hàng ngày tấu chương các nơi báo về xin hoàng thượng việc hỗ trợ dân chúng an cư lạc nghiệp ổn định cuộc sống. Phần lớn các tấu chương xin miễn tô thuế cho dân một năm, xin kinh phí sửa đê điều, xin tiền hỗ trợ cho những gia đình có n·gười c·hết vì c·hiến t·ranh, tiền để khai hoang, tiền phát chẩn cứu tế dân chúng do t·hiên t·ai d·ịch b·ệnh … Bên q·uân đ·ội việc tuyển quân bổ sung, tiền tử tuất cho binh lính, tiền để rèn thêm v·ũ k·hí mới cũng tốn kém không ít ngân sách của triều đìn. Trần Nhân Tông cũng biết việc Triều Nguyên đồng ý hoãn binh hai năm chỉ là để ổn định tình hình trong nước và chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ ba. Do đó chi phí cho q·uân đ·ội cũng không thể cắt giảm mà còn phải tăng thêm. Ngoài việc tuyển thêm quân thì việc trang bị v·ũ k·hí cho q·uân đ·ội cũng là vấn đề lớn.

Mấy tháng trước lương thực dự trữ của triều đình đã gần cạn, quốc khố cũng vậy. Quan bên bộ hộ kêu rất nhiều việc chi tiêu quá nhiều làm cạn quốc khố, Trần Nhân Tông cũng phải mạnh tay cắt bớt chi tiêu của hoàng cung và bổng lộc của con cháu họ Trần. Việc này làm bất mãn một số người trong gia tộc, đã có những lời nói xì xào bất bình trong gia tộc. Thái Thượng Hoàng phải mở cuộc họp mời các trưởng chi họ Trần họp để giải thích tình hình, xoa dịu sự việc mới tạm thời lắng xuống. Đúng lúc nước sôi lửa bỏng thì việc phát triển Quan thương của Mạnh cũng đã phát triển vượt kỳ vọng, buôn bán tốt nên đã mang về rất nhiều ngân lượng vượt cả mong đợi của Trần Nhân Tông.

Theo như tấu chương Mạnh báo về thì việc buôn bán với nước ngoài khá thuận lợi, một số nơi đã đặt tiền cọc trước, thậm trí cho mượn tiền. Nhờ số tiền đó mà đã mua được hàng nghìn thạch lương thực từ Trung Nguyên gửi về, ngoài ra còn có quặng sắt, tơ lụa, bạc… Số tiền lên đến cả triệu lượng đã kịp thời hỗ trợ cho triều đình lúc khó khăn nhất làm ổn định được nhân tâm. Các đơn hàng ngày càng nhiều nên các xưởng sản xuất của hoàng gia cũng phải mở rộng tuyển thêm người làm liên tục để kịp cho các đơn hàng.

Cùng với đó việc các nước đặt mua v·ũ k·hí là hỏa pháo đúc bằng đồng với giá cao cũng là dịp q·uân đ·ội bán ra được đống v·ũ k·hí cũ thu được nhiều ngân lượng đủ để trang bị các loại hỏa pháo mới đúc bằng thép và v·ũ k·hí mới cho q·uân đ·ội. Kinh phí dồi dào từ việc bán v·ũ k·hí cũ cũng cho phép việc đóng các thuyền chiến kiểu mới để tăng cường sức mạnh lực lượng thủy binh theo đề nghị của Mạnh và được Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương thông qua. Với các kỹ thuật đóng thuyền của nước Tam Phật Tệ thủy quân Đại Việt sẽ có những chiến thuyền cỡ lớn chở được cả voi, có thể dễ dàng đi trên biển tiến đến những vùng đất, hòn đảo xa xôi.

Các nước như Tam Phật Tệ, Miến Điện, Ấn Độ … cũng cho người sang đặt quan hệ buôn bán. Các thuyền buôn ra vào Vân Đồn tấp nập làm phát triển kinh tế vùng Đông Hải mang lại nguồn thu nhập lớn cho triều đình. Phải nói Mạnh đúng là Đào Công thời chiến quốc buôn bán tính toán rất giỏi giúp cho triều đình vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên việc buôn bán thuận lợi, các xưởng sản xuất của triều đình làm ăn tốt cũng làm cho các gia tộc tối mắt. Nhất là nghề làm thủy tinh, chỉ cần nguyên liệu là ít cát mà tạo ra những sản phẩm có giá vài lạng bạc thậm chí vài chục lạng bạc. Họ xúi giục các quan lại người của họ tộc liên kết với nhau dâng sớ lên triều đình. Các quan viên lấy cớ nhà vua phải tạo phúc cho trăm họ, bách tính nên dạy lại nghề cho muôn dân để nhà nhà được hưởng phúc đó mới là kế lâu bền cho muôn đời. Họ viện điển tích cổ như vua Nghiêu Thuấn, Hoàng Đế dạy dân cày cấy, dệt vải tạo phước cho muôn dân bách tính, nhà nhà ấm no.

Trần Nhân Tông thừa biết chỉ có các gia tộc lớn mới có thể triển khai phát triển các ngành nghề mới. Dân chúng thường chỉ có thể đi làm thuê cho họ chứ tiền vốn đâu ra để đầu tư phát triển kinh doanh. Lúc trước khi triều đình phát hành trái phiếu thì họ từ chối gây sức ép để triều đình phải tuyển thêm các quan do các dòng họ tiến cử. Khi Triều đình có đủ tiền không cần phát hành trái phiếu thì họ lại dùng sức ép dư luận để Đức Vua phải chia một phần miếng bánh cho họ.

Nhưng ông cũng không thể từ chối thỉnh cầu của các quan, nếu tin tức nhà Vua từ chối truyền nghề cho dân lan ra sẽ làm ảnh hưởng thanh danh triều đình. Mà triều đình lúc này lại đang cần sự ủng hộ của dân chúng để có thể chống lại kẻ thù mạnh đang dòm ngó đất nước. Đành phải viện cớ nghề này của Mạnh dâng lên triều đình và đề xuất phát triển nên cần anh trở về thương lượng bàn bạc.

Các gia tộc thừa hiểu ý đồ của Hoàng thượng, các tộc trưởng đã tổ chức họp kín bàn bạc nhau cách, và họ đã thống nhất phương cách mới. Biết Mạnh chỉ có một vợ lại là ca kỹ thì về mặt luật pháp không thể làm chính thất do Mạnh là quan triều đình nên họ tìm cách kết thông gia với Mạnh qua đó nếu thành công thì họ dễ dàng triển khai việc kinh doanh mới. Nếu Mạnh đồng ý thì có thể cưới năm đến bảy cô dâu lúc đó các họ sẽn danh chính ngôn thuận trong việc có bí quyết để phát triển một số ngành đang mang lại lợi nhuận cao như thủy tinh hay dệt vải kiểu mới cũng như nước hoa hay các đồ cao cấp khác. Biết vợ của Mạnh là cô gái lầu xanh giỏi cầm kỳ nên các tộc trưởng hạ lệnh trong họ tộc tìm kiếm những cô gái xinh đẹp, giỏi cầm kỳ thi họa, nữ công gia chánh trong độ tuổi mười sáu đến hai mươi để tuyển chọn. Những cô gái được lựa chọn nếu có gia thế không tốt thì sẽ được những người làm quan trong họ nhận làm con nuôi để có thân thế tốt mới xứng với vị trí phu nhân của quan có phẩm hàm tứ phẩm như của Mạnh.

Ý đồ của các họ đã được tai mắt của Đức Vua điều tra ra, Nhân Tông lúc này cũng đang phải nghĩ kế sách đối phối với họ. Đức Vua cũng có ý định bàn với Thái thượng hoàng gả công chúa An Tư cho Mạnh, với việc Mạnh thành phò mã thì các họ tộc khác cũng phải chấm dứt ý định này, họ Trần lại càng thêm vững mạnh. Tuy nhiên việc này phạm vào tổ huấn của Trần Thủ Độ là con cháu nhà Trần dòng chính không kết thông gia với người ngoài nên phải bàn bạc thật kỹ.

Đúng lúc này Phó tổng quản Thái giám đi vào trình một bức mật thư từ vùng Hải Đông báo về. Hoàng thượng mở thư ra đọc, nội dung bức thư nói Mạnh đã đi thuyền về Vân Đồn hiện đang ở đó bàn bạc gì đó với Trần Khánh Dư. Hoàng Thượng nói với Phó tổng quản Thái Giám.

-Ngươi cho người mang khẩu dụ của trẫm bảo tên Mạnh về kinh đô gấp, trẫm có việc cần triệu kiến.

Phó tổng quản thái giám lĩnh mệnh vội đi ra tìm người đi ngay để truyền khẩu dụ của Hoàng thượng. Trần Nhân Tông nghĩ thầm “ Tên Mạnh về rất đúng lúc, hy vọng ngươi có cách để giải quyết gỡ rối cho ta. Đất nước mới thoát qua cơn binh lửa chưa phát triển được bao nhiêu, giác bên ngoài còn đang lăm le mà bên trong đã xảy ra biến loạn. Việc này xử lý không khéo giặc đến chưa đánh mà đã thua do quân dân mất đoàn kết. ”.